Thật bất ngờ, giờ đây loài khỉ Nhật Bản đã biết cưỡi hươu!
Khỉ Nhật Bản (Macaca fuscata yakui), còn được gọi là khỉ khổng lồ gần đây đã được các nhà sinh vật học quan sát thấy rằng chúng có thể cưỡi trên đầu và lưng của hươu sika (Cervus nippon yakushimae).
Hai loài này đã chung sống hòa bình với nhau trong các khu rừng ở Nhật Bản trong khoảng thời gian rất dài. Mối quan hệ giữa chúng vô cùng chặt chẽ và luôn là có lợi cho cả hai: hươu ăn hạt và trái cây do khỉ đánh rơi để đổi lấy việc khỉ có thể chải lông và loại bỏ ký sinh trùng khỏi những người con hươu (mục đích chính là để thu gom muối trên cơ thể của những con hươu). Đôi khi, những con hươu cũng chấp nhận cho những con khỉ này cưỡi lên lưng để di chuyển khi chúng đi cùng đường.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng tình bạn của hai loài vật này còn nhiều thứ đang lưu tâm hơn là những quan sát và giao tiếp bằng mắt.
Đôi khi, những con hươu cũng chấp nhận cho những con khỉ này cưỡi lên lưng.
Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng động lực của mối quan hệ đôi bên cùng có lợi này giữa khỉ và hươu bắt đầu chuyển sang cách tiếp cận có phần hơi biến thái, những con khỉ bắt đầu coi loài hươu là đồng loại của mình.
Một trong những lần đầu tiên hành vi này được các nhà khoa học quan sát là trên đảo Yakushima, Nhật Bản, vào năm 2015, khi một con khỉ đực cấp thấp cố gắng cưỡi ít nhất hai con hươu cái khác nhau. Trong khi một trong hai con hươu không để ý đến việc con khỉ thực hiện những động tác trên lưng nó, trong khi con còn lại thì phát hiện và bỏ chạy.
Điều thú vị là chỉ những con khỉ cái trẻ tuổi mới được phát hiện đang cưỡi hươu sika.
Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2015, một nhóm các nhà nghiên cứu khác đã đi sâu tìm hiểu những hành vi kỳ quặc của loài khỉ Nhật Bản. Nhìn chung, họ đã ghi lại tổng cộng 258 lần khỉ cưỡi hươu tại Minoo, phía bắc Osaka, Nhật Bản. Tuy nhiên, điều thú vị là chỉ những con khỉ cái trẻ tuổi mới được phát hiện đang cưỡi hươu sika.
Tác giả chính Noëlle Gunst nói với Inverse rằng có nhiều giả thuyết khác nhau về các yếu tố chính đằng sau mối quan hệ giữa khỉ và hươu. Một giả thuyết cho rằng khỉ Nhật Bản có thể đã trải qua một loại kích thích đặc biệt khi cưỡi và chải lông cho hươu, nên dần dần theo thời gian khỉ đã coi hươu là đồng loại.
Tuy nhiên, các tác giả lưu ý rằng không có cách giải thích trên chỉ là phỏng đoán, không có căn cứ khoa học và hành vi này có thể là một thói quen mới của loài khỉ Nhật Bản.

10 con vật biết nói
Tinh tinh lùn biết khen khi ăn ngon, cá heo biết xưng tên hay voi biết tiếng Hàn Quốc là những điều các nhà khoa học đang chú tâm nghiên cứu để chứng minh động vật cũng có ngôn ngữ riêng.

10 loài thủy quái của sông Amazon
Cá Pacu là loài sinh vật có hàm răng giống người. Không giống những loài sinh vật trong danh sách, cá Pacu là cá ăn tạp, thức ăn yêu thích là hoa quả và các loại hạt.

13 sự thật về loài rùa mà ít ai biết đến
Bạn có biết rằng mai rùa cũng được làm từ xương?

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai
Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người
Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Những loài rắn độc ở Việt Nam
Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.
