Thật khó để xây tượng đài Ai Cập vĩ đại bằng thủ công, họ đã dùng công nghệ bí truyền nào?
Lịch sử của các tượng đài khổng lồ bằng đá granit đánh bóng tại Ai Cập vẫn bị bao trùm trong một bức màn bí ẩn.
Tượng đài (obelisk) là một khối đá nguyên khối có 4 mặt, dựng thẳng đứng với đỉnh chóp nhọn, được tạo hình một kim tự tháp nhỏ gọi là pyramidion.
(Ảnh: Internet)
Tượng đài là biểu tượng của Thần Mặt trời Ra trong tín ngưỡng Ai Cập cổ đại và thường được dát vàng. Chúng cũng thường được dựng thành cặp.
Nguyên nhân dựng lập các tượng đài là gì?
Dường như nguyên nhân này còn mơ hồ. Thời Ai Cập cổ đại, chúng đóng nhiều vai trò khác nhau, ví như để ngợi ca chiến thắng của các Pha-ra-ông.
"Tượng đài là nơi quy tụ, một nơi giúp người dân kết nối tâm linh với vị thần Mặt Trời của họ, Thần Ra..." (Ch. Dunn)
Trái: Tượng đài bằng đá granit của Pha-ra-ông Hatshepsut tại đền Karnak ở Luxor, xây vào năm 1457 TCN, trong triều đại XVII. Phải: Tượng đài nằm ngang của Pha-ra-ông Hatshepsut ở Karnak. (Ảnh: Wikipedia)
Người ta tin rằng tượng đài cổ nhất nằm ở Abusir, được dựng lên dưới triều đại của Pha-ra-ông Niuserre (2249-2417 TCN).
Tái dựng thiết kế đền thờ Mặt Trời của Pha-ra-ông Niuserre tại Abu Ghurob. (Ảnh: Internet)
Kiến thức bị thất lạc về các tượng đài khổng lồ bằng đá
Tượng đài có lịch sử rất xa xưa, nhưng kiến thức về chúng, bao gồm công nghệ tân tiến dùng để dựng chúng theo chiều dọc thì hiện đã bị thất lạc. Tượng đài cổ đại có dạng nguyên khối, tức chỉ bao gồm một khối đá duy nhất.
Hầu hết các tượng đài hiện đại được ráp từ vài khối đá. Một ví dụ nổi bật là Tượng đài Washington ở thủ đô Washington, Mỹ.
Tượng đài Washington ở thủ đô Washington, Mỹ. (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, người Ai Cập cổ đại có đủ các kỹ năng cơ giới để chạm khắc và dựng lập các tượng đài nhỏ hơn.
Những tượng đài cổ nhất nhất nằm gần hầm mộ mai táng các vị vua, cao trong khoảng 1 – 4 m. Người Ai Cập gọi chúng là "Tekhenu", một thuật ngữ chưa rõ nguồn gốc, nhưng cụm từ "tekhen" ở đầu có nghĩa là "đâm xuyên". Người ta tin rằng về mặt biểu tượng, tượng đài có ý nghĩa là "đâm xuyên qua" bầu trời.
Tượng đài nhằm mục đích thờ Mặt Trời hay là các cột chỉ dẫn?
Theo sử gia Hy Lạp Herodotus, những công trình này có liên hệ với Mặt Trời. Cụ thể, chúng biểu tượng cho "các tia sáng Mặt Trời" và thường được khắc lên bề mặt các ký tự tượng hình. Ngoài ra, một nhà văn và học giả La Mã tên Pliny già (23 – 79 SCN) từng viết rằng các tượng đài khổng lồ trong 'Vùng đất của các Pha-ra-ông' nhằm mục đích thờ Mặt Trời và tượng trưng cho biểu tượng Mặt Trời.
Một trong các tượng đài nổi tiếng nhất hiện vẫn nằm tại lối vào đền thờ Luxor. (Ảnh: World Atlas)
Vivant Denon (1747 – 1825) là nhà khảo cổ, họa sĩ, nhà văn, nhà ngoại giao và tác giả người Pháp, người viết cuốn "Hành trình tại Thượng và Hạ Ai Cập" vào năm 1802, một tác phẩm gồm 2 tập sau này đã trở thành nền móng của ngành Ai Cập học hiện đại.
Denon cho rằng những vị vua thời Ai Cập cổ đại sử dụng tượng đài như cột chỉ dẫn "để thông báo một số việc nhất định cho thần dân của họ cho lợi ích của họ".
Các ký tự tượng hình đã xuất hiện rất lâu trước đó
Một trong những giả thuyết thú vị nhất cho rằng tất cả tượng đài khổng lồ, do cấu trúc ấn tượng của chúng, đã được người Ai Cập phát hiện và tái sử dụng cho mục đích khác, nhưng bản thân họ không phải là người chế tác khối đá nguyên gốc.
Người ta tin rằng tất cả tượng đài chế tác dưới dạng đá nguyên khối được tạo ra lúc đầu sớm hơn trước đó rất nhiều bởi một nền văn minh cực kỳ tân tiến nhưng chưa được biết đến. Lúc đó, chúng chưa được khắc các ký tự chữ tượng hình.
Nhưng người ta cũng biết rằng Nữ vương Hatshepsut đã cho dựng 4 đài kỷ niệm trong đền thờ thần Amun tại Karnak. Hai trong số chúng không còn tồn tại cho đến nay và cặp còn lại, bao gồm một đã bị đổ và một tượng đài phía bắc, hiện vẫn đứng tại vị trí ban đầu. Tượng đài làm từ đá granit đỏ và một khối đá granit hồng. Đây là tượng đài cổ đại lớn thứ hai ở Ai Cập; với chiều cao 28,58 m và cân nặng lên đến 343 tấn. Nó tọa lạc ở Đền lớn thờ thần Amon, tại Karnak.
Vào thời các Pha-ra-ông, nhiều đền thờ được dựng lập xung quanh tượng đài và các ký tự tượng hình bắt đầu xuất hiện trên chúng.
Cho đến ngày nay vẫn chưa rõ bằng cách nào những công trình khổng lồ nặng đến hàng trăm tấn này được khai thác, vận chuyển sau đó dựng lên.
Loại công cụ siêu thường nào đã được các thợ thủ công, kỹ sư và thợ điêu khắc sử dụng để tiến hành thiết kế này?
Trong quyển sách "Công nghệ thất lạc của Ai Cập cổ đại: Kỹ thuật tiên tiến bên trong Đền thờ các Pha-ra-ông", tác giả Dunn cho biết "không có công cụ hay máy móc nào còn tồn tại cho đến nay có khả năng chế tác ra loại công trình này. Những gì còn sót lại không thể đạt tới mức độ chính xác như vậy, đặc biệt trên quy mô công nghiệp..."