Thấy gì ở khoảnh khắc cận kề cái chết?

Có lẽ không ít nhất một lần trong đời, hầu hết chúng ta đều đã tự đặt câu hỏi rằng lúc mình chết đi sẽ như thế nào? Cảm giác đó ra sao? Những người không may mắc phải các bệnh tim mạch, đã từng trải qua một "cái chết lâm sàng", có thể cho bạn câu trả lời đó.

Câu chuyện bắt đầu với một người đàn ông tên là Joe, khi ông nhớ lại khoảnh khắc khi mọi thứ chìm vào bóng tối và nhìn thấy một thứ ánh sáng kỳ lạ. Thứ ánh sáng đó dẫn ông tới một cánh đồng hoa và gặp một số người mang đồ trắng nói chuyện với ông về tương lai của mình. Điều tiếp theo Joe nhớ là mình được đánh thức sau khi trải qua tất cả những sự việc đó, và chợt nhận ra mình đang nằm trên bàn cấp cứu cùng với các bác sĩ ở chung quanh, đang cố gắng cấp cứu để trái tim Joe đập trở lại.

Bạn có thể đã nghe không ít những câu chuyện tương tự như vậy, và những gì Joe đã trải qua được gọi là near-death experience (NDE, tạm dịch là trải nghiệm cận kề cái chết hay "chết lâm sàng"). Theo Callaway, khoảng 10 đến 20% những người sống sót sau một cơn đau tim đã từng trải qua trải nghiệm "chết lâm sàng" này. Thông thường, khi rơi vào trạng thái này, con người thường cảm thấy lơ lửng, hoặc thấy mình đang đi trong một đường hầm, đi theo một ánh sáng kỳ lạ, dạo bước trên chín tầng mây hay một số sự kết hợp của tất cả các hiện tượng đó.

Thấy gì ở khoảnh khắc cận kề cái chết?

Không có ai thực sự biết NDE là gì, hoặc làm thế nào và tại sao hiện tượng đó có thể xảy ra, mặc dù đã có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này. Những người tin vào các thế lực siêu nhiên nghĩ rằng trong trạng thái này, linh hồn của một người bị bệnh hoặc bị thương nặng sẽ rời khỏi cơ thể trần tục và thực hiện hành trình đến lối vào của thế giới bên kia. Khi đã đến được nơi này, có thể vì một lý do gì, người đó được gửi trở lại để tiếp tục cuộc sống trần gian, đôi khi là để giúp người đó tìm ra mục đích thực sự của cuộc sống.

Nhưng các bác sĩ và nhà thần kinh học thì không nghĩ như vậy. Họ đã tìm ra một số lời giải thích dựa trên khoa học cho trạng thái "chết lâm sàng" này, và nghi ngờ tất cả chỉ là ảo giác, bằng cách nào đó đã được gây ra bởi quá trình dẫn đến chết não. Trong nhiều năm qua, một số người đã đưa ra giả thuyết rằng NDE xảy ra khi não bị thiếu oxy, hoặc khi một hóa chất nào đó tìm cách liên kết với các tế bào thần kinh để cố khắc phục tình trạng này. Những người khác lại nghĩ rằng khi gần chết não, một "trận lụt" Endorphin hoặc phóng điện trong vùng Hippocampus (khu vực não liên quan đến trí nhớ) sẽ xảy ra, trong khi một số ý kiến khác cho rằng nó đơn giản chỉ là do tác dụng phụ của gây mê hoặc thuốc.

Tuy nhiên, cho đến nay, khoa học đã thất bại trong việc đưa ra một lời giải thích cặn kẽ cho hiện tượng chết lâm sàng này. Trong một cuộc nghiên cứu lớn chưa từng có về hiện tượng này, được công bố trên tạp chí Lancet vào năm 2001, các bác sĩ Hà Lan đã phỏng vấn 344 bệnh nhân chủ yếu là người cao tuổi sống sót sau khi đã "cận kề" với cái chết với trái tim đã ngừng đập. Chỉ có 18% trong số này cho biết đã trải qua những hình ảnh ảo diệu đó, và các nhà nghiên cứu cũng không thể tìm thấy bất kỳ sự liên kết nào với khoảng thời gian tim họ ngừng đập, hoặc các loại thuốc họ được dùng.

Thấy gì ở khoảnh khắc cận kề cái chết?

Năm 2010, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical Care đã cung cấp thêm một lời giải thích khả thi khác. Các nhà nghiên cứu đã xem xét các mẫu máu lấy từ 52 bệnh nhân ngay sau khi họ sống lại khi tim đã ngừng đập. Với 11 bệnh nhân đã trải qua NDE, thì nồng độ CO2 có xu hướng cao hơn đáng kể so với các trường hợp còn lại. Dữ liệu này trùng khớp với các nghiên cứu khác về quan hệ giữa sự tăng cao của nồng độ CO2 với ảo giác thị giác. Trong thực tế, những người leo núi cũng thường trải qua hiện tượng thiếu oxy và phải hít thở CO2 cũng từng nhìn thấy ánh sáng và một số ảo giác khác tương tự như hiện tượng "chết lâm sàng" hoặc một dạng ảo giác về "thiên đường mát mẻ" mà người ta thường gặp khi khát khô họng và mệt mỏi trên sa mạc nóng bỏng.

Ngoài ra, còn có một số bằng chứng cho thấy NDE có thể phụ thuộc vào niềm tin tôn giáo của con người, chứ không phải chỉ do quá trình sinh lý. Nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân trẻ, nữ và có niềm tin tôn giáo sâu sắc có nhiều khả năng trải qua NDE hơn những người sợ chết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News