Thế giới không chỉ có một bức tượng Nhân sư, vậy bạn có biết bức tượng Nhân sư thứ hai nằm ở đâu không?

Có thể bạn chưa biết: Trên thế giới không chỉ có một bức tượng Nhân sư vĩ đại ở Giza.

Một trong những công trình nổi tiếng nhất trong số nhiều công trình tráng lệ được xây dựng ở Ai Cập cổ đại là tượng Nhân sư vĩ đại ở Giza. Tượng Nhân sư được chạm khắc từ một khối đá vôi khổng lồ và mô tả một nhân sư với cơ thể của một con sư tử và khuôn mặt của một con người.

Tượng Nhân sư vĩ đại ở Giza là một trong những bức tượng dễ nhận biết nhất trên thế giới. Tuy nhiên, đây không phải bức tượng duy nhất, một tượng nhân sư khác có tên "tượng Nhân sư Balochistan" đã được phát hiện ở Pakistan.

Có nhiều ý kiến cho rằng tượng Nhân sư Balochistan không khác gì một cấu trúc đá được hình thành bởi thời gian và các yếu tố tự nhiên. Tuy nhiên vẫn có những người khác lại tin rằng nó là tượng Nhân sư bảo vệ phần còn lại của một ngôi đền Hindu.

Thế giới không chỉ có một bức tượng Nhân sư, vậy bạn có biết bức tượng Nhân sư thứ hai nằm ở đâu không?
Tượng Nhân sư Balochistan, còn được gọi là "Sư tử Balochistan", là một công trình kiến trúc bằng đá lớn trông rất giống với tượng Nhân sư vĩ đại ở Giza. Tượng Nhân sư Balochistan nằm trong Công viên Quốc gia Hingol, dọc theo Đường cao tốc Ven biển Makran, nối Karachi với Gwadar ở Pakistan.

Công viên Quốc gia Hingol được biết đến với những khối đá độc đáo, đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng không lâu sau khi hoàn thành Đường cao tốc ven biển Makran.

Một giả thuyết nổi bật về tượng Nhân sư Balochistan là nó không được hình thành do sự xói mòn tự nhiên, thay vào đó đây là một cấu trúc nhân tạo. Chi tiết đáng chú ý nhất của tượng Nhân sư Balochistan là nó có hình dạng tổng thể khá giống tượng Nhân sư Ai Cập.

Thế giới không chỉ có một bức tượng Nhân sư, vậy bạn có biết bức tượng Nhân sư thứ hai nằm ở đâu không?
Trong các bức ảnh, tượng Nhân sư Balochistan dường như có đường viền hàm và các đặc điểm trên khuôn mặt được đục đẽo, bao gồm mắt, mũi và miệng. Giống như tượng Nhân sư của Ai Cập, tượng Nhân sư Balochistan trông giống như đang đội một chiếc mũ đội đầu Nemes.

Mũ đội đầu của Nemes là một chiếc khăn trùm đầu có sọc che phía sau đầu, cổ và đỉnh đầu. Hai vạt bên rủ xuống dưới tai, trước hai bên vai. Nemes được giữ cố định bằng một chiếc băng đô, và tượng Nhân sư Balochistan cũng có một rãnh ngang "trên trán tương ứng với dải băng đội đầu của Pharaoh, giữ Nemes cố định".

Tượng Nhân sư Balochistan cũng có các chân trước có thể nhận dạng được ở tư thế ngả và "các bàn chân rất rõ ràng". Những chi tiết này khó có thể được hình thành do tự nhiên, do đó nhiều người cho rằng đây chắc chắn là một kiến trúc nhân tạo.

Bibhu Dev Misra, nhà văn viết về lịch sử các nền văn minh cổ đại, người đã viết nhiều về tượng Nhân sư Balochistan, chỉ ra rằng nằm gần tượng nhân sư là một cấu trúc trông giống như một ngôi đền Hindu với những đặc điểm của những ngôi đền được tìm thấy ở miền Nam Ấn Độ.

Thế giới không chỉ có một bức tượng Nhân sư, vậy bạn có biết bức tượng Nhân sư thứ hai nằm ở đâu không?
Tượng Nhân sư Balochistan cũng có các chân trước có thể nhận dạng được ở tư thế ngả.

Misra chỉ ra rằng cấu trúc này có Mandapa (sảnh vào) và Vima (ngọn tháp). Tuy nhiên, phần trên của Vimana đã bị mất. Misra viết: "Một cái nhìn gần hơn về Đền Nhân sư cho thấy bằng chứng rõ ràng về những cây cột bằng đá được chạm khắc trên các bức tường của ngôi đền. Người ta có thể nhận ra những đường nét được điêu khắc. Nhìn chung, không còn nghi ngờ gì nữa, đây là một ngôi đền nhân tạo, được khắc vào đá, có niên đại rất lâu, nhưng nó đã bị xói mòn nặng nề và bị bao phủ bởi trầm tích".

Misra gợi ý rằng mặt tiền của tượng Nhân sư Balochistan cho thấy những hình ảnh chạm khắc của thứ dường như từng là vị thần Hindu Kartikey với một ngọn giáo. Bên cạnh đó, tác phẩm điêu khắc thứ hai được cho là Ganesha đang đi bộ.

Một nét đặc trưng của quần thể đền thờ Nhân sư Balochistan là một loạt các bậc thang cách đều nhau và có chiều cao đồng đều, điều mà tự nhiên không thể làm được. Nhìn vào tượng Nhân sư Balochistan, nó có vẻ là một tượng Nhân sư bị phong hóa bảo vệ những gì còn sót lại của một ngôi đền Hindu.

Thế giới không chỉ có một bức tượng Nhân sư, vậy bạn có biết bức tượng Nhân sư thứ hai nằm ở đâu không?
Có rất nhiều vấn đề mâu thuẫn xoay quanh tượng Nhân sư Balochistan.

Trên thực tế, có rất nhiều vấn đề mâu thuẫn xoay quanh tượng Nhân sư Balochistan và giả thuyết cho rằng nó do con người tạo ra. Một trong những vấn đề đầu tiên mà Misra đề cập đến trong các bài viết của mình là cho tới nay vẫn chưa có một cuộc khảo sát khảo cổ học nào được thực hiện tại địa điểm này.

Vấn đề thứ hai là Bibhu Dev Misra là người duy nhất viết bài về tượng Nhân sư Balochistan, hơn nữa, Misra là một nhà tư vấn công nghệ thông tin và là một "nhà nghiên cứu độc lập".

Hơn nữa, địa điểm này nằm ở nơi từng là khu vực của nền văn minh Thung lũng Indus (Harappans) và nền văn minh Vệ đà, đã được nghiên cứu rộng rãi. Ngoài ra, chưa từng có một đế chế hoặc vương quốc miền nam Ấn Độ nào từng cai trị Thung lũng Indus.

Kartikeya, Ganesha, Shiva và các vị thần Hindu khác chưa bao giờ được tôn thờ trong nền văn minh Thung lũng Indus. Sau nền văn minh Thung lũng Indus, nền văn minh Vệ Đà cũng không hề tôn thờ các vị thần đó. Do đó việc xuất hiện của một ngôi đền Hindu dường như là không thể.

Nếu tượng Nhân sư Balochistan là một phần của ngôi đền Hindu Nam Á, thì nó chắc chắn sẽ có niên đại thấp nhiều so với những gì chúng ta thấy ở Công viên Quốc gia Hingol ngày nay.

Ngay cả khi xem xét các tác động của xói mòn, cấu trúc này phải gần như có từ thời tiền sử để được con người tạo ra và bị bào mòn thành hình dáng như ngày nay. Bởi vậy có thể nói rằng tượng Nhân sư Balochistan vẫn còn là một bí ẩn và thực sự cần những nghiên cứu khảo cổ cụ thể mới có thể khẳng định rằng nó có phải bức tượng Nhân sư thứ hai hay không.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thở bằng mũi và thở bằng miệng có ảnh hưởng khác nhau như thế nào?

Thở bằng mũi và thở bằng miệng có ảnh hưởng khác nhau như thế nào?

Các nghiên cứu gần đây đã gợi ý rằng hơi thở có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của mọi người trong một loạt các bài kiểm tra trong phòng thí nghiệm.

Đăng ngày: 02/02/2023
Đã tìm thấy viên phóng xạ nguy hiểm ở Australia

Đã tìm thấy viên phóng xạ nguy hiểm ở Australia

Viên phóng xạ nhỏ nhưng có khả năng gây chết người đã được nhà chức trách Australia tìm thấy sau cuộc tìm kiếm ráo riết trên quãng đường kéo dài hàng nghìn km.

Đăng ngày: 02/02/2023
Chiến dịch quảng cáo đỉnh cao khiến kim cương trở thành món trang sức khiến phụ nữ ao ước

Chiến dịch quảng cáo đỉnh cao khiến kim cương trở thành món trang sức khiến phụ nữ ao ước

Ngày nay, chiếc nhẫn kim cương đã trở thành vật không thể thiếu trong các màn cầu hôn lãng mạn của hầu hết các đôi trai gái trên khắp thế giới.

Đăng ngày: 02/02/2023
Khoa học vừa phá kỷ lục về xung điện tử ngắn nhất từ ​​​​trước đến nay

Khoa học vừa phá kỷ lục về xung điện tử ngắn nhất từ ​​​​trước đến nay

Một nhóm các nhà khoa học đã phá kỷ lục về xung điện tử ngắn nhất từng được tạo ra, đó là một tín hiệu 53 phần tỷ giây ngắn đến khó tin.

Đăng ngày: 02/02/2023
Sự thật ít ai biết về Pythagoras

Sự thật ít ai biết về Pythagoras

Hầu hết mọi người đều đã nghe nói về Định lý Pythagore nổi tiếng, theo đó có thể tính được độ dài các cạnh của một số tam giác nhất định.

Đăng ngày: 02/02/2023
Giao tiếp với người chết: 20 năm chụp ảnh gọi hồn

Giao tiếp với người chết: 20 năm chụp ảnh gọi hồn

Shannon Taggart bắt đầu chụp ảnh các ông đồng bà cốt ở Lily Dale, New York, Mỹ vào năm 2001, vì tò mò liệu các thành viên của cộng đồng tâm linh có thực sự nói chuyện được với người chết hay không.

Đăng ngày: 01/02/2023
Viên phóng xạ bị thất lạc ở Australia nguy hiểm thế nào?

Viên phóng xạ bị thất lạc ở Australia nguy hiểm thế nào?

Rất nhiều việc cần làm để có thể tìm lại cục phóng xạ chỉ dài 8mm, đường kính 6mm bị thất lạc trên quãng đường 1.400km.

Đăng ngày: 01/02/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News