Thế giới sắp đón nhật thực rực sáng hình vòng tròn lửa

Những người yêu thiên văn sẽ có cơ hội ngắm nhật thực hình khuyên hay còn gọi là vòng tròn lửa vào cuối tuần này tại một số khu vực ở Nam bán cầu.

Nhật thực hình khuyên, hay còn gọi là vòng tròn lửa (Ring of Fire), sẽ xuất hiện tại Nam Mỹ, phía nam châu Phi và một phần Đại Tây Dương hôm 26/2, theo Phys.org.

Nhật thực sẽ bắt đầu vào lúc 19 giờ 10 phút theo giờ Việt Nam. Khu vực để người dân quan sát rõ nhất hiện tượng này là một dải hẹp có bề rộng 100km, cắt ngang qua các quốc gia Chile, Argentina, Angola, Zambia và Cộng hòa Dân chủ Congo. Việt Nam không nằm trong vùng quan sát hiện tượng này.

Thế giới sắp đón nhật thực rực sáng hình vòng tròn lửa
Nhật thực hình khuyên xảy ra khi Mặt Trăng không đủ lớn để che khuất toàn bộ Mặt Trời. (Ảnh: Telegraph).

"Khoảng 90% diện tích của Mặt Trời bị che phủ. Bạn sẽ nhận thấy có sự sụt giảm rõ rệt về nhiệt độ và độ sáng. Khi Mặt Trăng nằm chính giữa Mặt Trời, nó tạo ra một vòng tròn ánh sáng đối xứng tuyệt đẹp", Terry Moseley, thành viên của Hiệp hội Thiên văn Ireland, nói.

Moseley khuyến cáo người dân không nên quan sát nhật thực trực tiếp bằng mắt thường mà nên đeo kính bảo vệ. Dù Mặt Trăng che gần hết ánh sáng Mặt Trời nhưng bức xạ phát ra vẫn đủ mạnh để đốt cháy võng mạc.

Nhật thực xảy ra trong kỳ trăng non, khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời, đồng thời phần khuất của Mặt Trăng quay về phía Trái Đất. Trong trường hợp nhật thực toàn phần, quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng ở ngay phía trước Mặt Trời và chắn hết mọi ánh sáng phát ra từ Mặt Trời.

Trong trường hợp nhật thực hình khuyên, Mặt Trăng vẫn đi qua trước Mặt Trời. Do quỹ đạo hình elip, Trái Đất nằm ở điểm rất gần Mặt Trời trong khi Mặt Trăng ở điểm xa Trái Đất. Mặt Trăng và Mặt Trời có dạng hai hình tròn đồng tâm, nhưng Mặt Trăng nhỏ hơn nhiều nên không thể che kín Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Kết quả tạo thành "vòng tròn lửa" rực sáng trên bầu trời.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm 2018, NASA tung

Năm 2018, NASA tung "con át chủ bài" để săn sự sống tại 7 ngoại hành tinh giống Trái đất

Kết thúc buổi họp báo rất thành công lúc 14 giờ ngày 22/2/2017 (tức 2h sáng ngày 23/2/2017 giờ Việt Nam), NASA vui mừng công bố phát hiện chấn động của kính thiên văn Spitzer: Tìm thấy Hệ Mặt trời phiên bản 2.0 có tên TRAPPIST-1.

Đăng ngày: 24/02/2017
Mặt trời khổng lồ màu hồng trên 7 hành tinh giống Trái Đất

Mặt trời khổng lồ màu hồng trên 7 hành tinh giống Trái Đất

Nếu đứng trên các hành tinh giống Trái Đất trong hệ sao Trappist-1, mặt trời sẽ có màu hồng như thịt cá hồi, có kích thước lớn gấp 6 lần Mặt Trời trên Trái Đất.

Đăng ngày: 24/02/2017
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Khi nói đến khoảng cách của những ngôi sao khác Mặt Trời trên bầu trời của chúng ta, người ta không dùng đơn vị dặm hay km, mà dùng một đơn vị đo gọi là Năm ánh sáng.

Đăng ngày: 23/02/2017
Họp báo của NASA: Chúng ta có hẳn một

Họp báo của NASA: Chúng ta có hẳn một "Hệ Mặt trời" 2 hoàn hảo cho sự sống ngoài hành tinh

Theo các chuyên gia, họ đã phát hiện được 7 hành tinh giống Trái đất, ít nhất 3 có đại dương cơ đấy!

Đăng ngày: 23/02/2017
NASA công bố ảnh chụp chi tiết bề mặt cực Nam của sao Mộc do tàu Juno gửi về

NASA công bố ảnh chụp chi tiết bề mặt cực Nam của sao Mộc do tàu Juno gửi về

NASA vừa công bố một bức ảnh chụp bề mặt cực Nam của sao Mộc, ghi bởi tàu Juno. Tàu thăm dò Juno đã tiếp cận sao Mộc từ hồi tháng 8/2016 và bắt đầu sứ mệnh khám phá hành tinh này từ đó tới nay.

Đăng ngày: 23/02/2017
Sắp hé lộ hình ảnh thật đầu tiên của hố đen

Sắp hé lộ hình ảnh thật đầu tiên của hố đen

Một nhóm các nhà nghiên cứu trên thế giới gồm những nhóm vận hành trạm tiếp nhận tín hiệu vô tuyến và một nhóm nhà khoa học ở Đại học công nghệ Massachussets (MIT) đang tụ hội lại để tạo ra bức hình đầu tiên về hố đen.

Đăng ngày: 22/02/2017
Đại tá không quân Mỹ đã giải đáp được vấn đề tế nhị của NASA và ôm về 15.000 USD

Đại tá không quân Mỹ đã giải đáp được vấn đề tế nhị của NASA và ôm về 15.000 USD

Cuối cùng, bài toán hóc búa giúp phi hành gia

Đăng ngày: 21/02/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News