Thể khảm đa bội - khi người anh em song sinh tồn tại bên trong chính cơ thể bạn

Nếu bạn có những mảng da màu kích thước lớn, hay hai màu mắt, và thậm chí là hai nhóm máu khác biệt, hãy mau chóng đi khám để có chẩn đoán chính xác nhé.

Các cặp sinh đôi thường cảm thấy có những mối liên kết đặc biệt. Nhưng đối với Taylor Muhl, cô ca sĩ người California được đề cập tới trong bài viết này, sự liên kết ấy còn đặc biệt hơn nữa, khi người chị em song sinh với cô tồn tại... bên trong chính cơ thể cô.

Thể khảm đa bội - khi người anh em song sinh tồn tại bên trong chính cơ thể bạn
Người có hai màu mắt cũng là một thể khảm.

Tình trạng này còn được biết đến với cái tên thể khảm, tức là trong cơ thể cô có 2 dòng ADN, mỗi dòng với loại gene quy định một cơ thể khác nhau. Tình trạng hi hữu này có thể xảy ra trong quá trình phát triển của bào thai. Ở trường hợp của Muhl, cô nói mình đã hấp thụ người chị em sinh đôi của mình khi còn nằm trong bụng mẹ.

Lời giải thích này có vẻ khá phù hợp để giải đáp cho vết bớt lớn trên người cô. Một nửa thân của cô có màu da khác so với bên còn lại - kết quả của dòng ADN người chị em sinh đôi của cô.

Taylor Muhl chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất thoải mái và tự do vì lần đầu trong đời tôi hiểu được lí do tại sao 2 nửa thân mình lại khác nhau. Trước đó, các bác sĩ chỉ chẩn đoán đó chỉ là một vết bớt. Nhưng lời giải thích về chị em sinh đôi của tôi thực sự có ý nghĩa”.

Cơ thể của Taylor Muhl là một thể khảm đa bội. Tiến sĩ Brocha Tarshish, nhà di truyền học lâm sàng tại Bệnh viện Nhi Nicklaus tại Miami, chia sẻ: “Tình trạng này xảy ra thông qua việc thụ tinh hai trứng riêng biệt với hai tinh trùng, tiếp theo là sự kết hợp của hai ở giai đoạn phôi nang hoặc phôi hoa, tạo thành một cơ thể tồn tại 2 dòng tế bào khác nhau. Hiện tượng này xảy ra ở giai đoạn rất sớm của thời kỳ phôi thai”.

Thể khảm đa bội - khi người anh em song sinh tồn tại bên trong chính cơ thể bạn
Hiện tượng này xảy ra ở giai đoạn rất sớm của thời kỳ phôi thai.

Hầu hết các ca thể khảm ở người rất khó được chẩn đoán chính xác. Đã có một nghiên cứu về vấn đề này được tiến hành vào năm 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu thiếu những xét nghiệm cận lâm sàng thì việc các bác sĩ lâm sàng có thể phát hiện và chẩn đoán ra thể khảm dường như là không thể. Nhưng với một số trường hợp đặc biệt như những mảng da khác màu, hay là 2 mắt khác màu,... có thể giúp cho việc chẩn đoán của các bác sĩ lâm sàng trở nên dễ dàng hơn. Một số trường hợp thể khảm ở người còn có 2 nhóm máu khác nhau.

Tiến sĩ Tarshish chia sẻ: “Rất khó để biết được tình trạng thể khảm của mỗi trường hợp sẽ biểu hiện như thế nào, mô nào trên cơ thể bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nhưng hầu hết một bộ gen sẽ chiếm ưu thế hơn và biểu hiện ra ngoài nhiều hơn chứ không chia đều 50-50”.

Các trường hợp sinh đôi khác giới, cơ quan sinh dục trong và ngoài của người này có thể sẽ bị ảnh hưởng lớn, có thể gây nên tình trạng lưỡng tính.

Với trường hợp Taylor Muhl, các bác sĩ đã giải thích rằng cơ thể cô có 2 hệ miễn dịch và 2 dòng máu khác biệt, đến từ 2 dòng ADN khác biệt.

Ngoài ra cô Muhl cũng chia sẻ thêm về việc cơ thể mình phản ứng lại ADN “ngoại lai” từ người chị em sinh đôi. Cô cũng có tình trạng dị ứng với một số loại thực phẩm, thuốc men, chất bổ sung, đồ trang sức và côn trùng.

Thể khảm đa bội - khi người anh em song sinh tồn tại bên trong chính cơ thể bạn
Nhìn chung, đây cũng là một hiện tượng rất hiếm gặp.

Muhl được chẩn đoán là thể khảm từ năm 2009, nhưng cho đến năm ngoái cô mới công khai tình trạng của mình. Hiện tại, cô đang sống vui vẻ và năng động để cơ thể luôn sẵn sàng đối phó với tình trạng của chính bản thân mình.

Tiến sĩ Tarshish cho biết: “Có thể còn rất nhiều thể khảm trong số chúng ta chưa được phát hiện ra vì việc chẩn đoán lâm sàng còn hạn chế. Nhưng nhìn chung, đây cũng là một hiện tượng rất hiếm gặp”.

Trước đây, đã có nhiều trường hợp thể khảm ở người được phát hiện. Năm 2002, một tờ báo hình sự đưa tin về một phụ nữ tên là Karen Keegan. Khi có chỉ định ghép thận, bà đã khiến các bác sĩ vô cùng bối rối khi các xét nghiệm của bà và 3 đứa con đều chứng tỏ rằng bà không phải là mẹ đẻ của con mình. Rút cuộc, các bác sĩ đã phát hiện ra bà Karen là một cơ thể thể khảm với bộ ADN tế bào máu khác với những tế bào khác trong cơ thể.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Bệnh nhân ung thư đầu tiên trên thế giới khiến bác sĩ bị hàm oan suốt 200 năm

Bệnh nhân ung thư đầu tiên trên thế giới khiến bác sĩ bị hàm oan suốt 200 năm

"Tầm nhìn của bác sĩ John Hunter thật đáng ngạc nhiên", bác sĩ Christina Messiou từ Bệnh viện Royal Marsden mới đây bày tỏ.

Đăng ngày: 19/03/2018
Nguyên nhân không ngờ khiến da bạn bị bầm tím

Nguyên nhân không ngờ khiến da bạn bị bầm tím

Trong một số trường hợp hiếm gặp, bầm tím là dấu hiệu ung thư máu, ung thư tủy xương hoặc ung thư hạch bạch huyết.

Đăng ngày: 19/03/2018
Nơi khởi nguồn của đại dịch thế kỷ HIV - AIDS

Nơi khởi nguồn của đại dịch thế kỷ HIV - AIDS

Nguồn gốc của AIDS và HIV đã làm đau đầu các nhà khoa học từ khi phát hiện được những ca bệnh đầu tiên vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước.

Đăng ngày: 19/03/2018
Hai ngộ nhận thái quá về sữa mẹ và da kề da cho trẻ

Hai ngộ nhận thái quá về sữa mẹ và da kề da cho trẻ

Cũng xuất phát từ tâm lý chăm con một cách "thuận tự nhiên" nhất, nhiều chị em đã chia sẻ cho nhau cách trị bệnh bằng da kề da.

Đăng ngày: 19/03/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News