Thêm một loài cá voi có khả năng sắp tuyệt chủng

Cá voi đầu bò bắc Đại Tây Dương, loài đang ở mức nguy cấp về số lượng, sẽ tuyệt chủng nếu không có hành động tức thời để bảo vệ và hồi sinh chúng, theo các nhà khoa học.

Từng có thời kỳ bị săn bắt tới mức gần tuyệt chủng, cá voi đầu bò bắc Đại Tây Dương tiếp tục phải đối mặt với khả năng tận diệt, khi chỉ còn khoảng 400 cá thể ngoài tự nhiên, theo CNN.

Báo cáo mới nhất của Oceana, tổ chức phi lợi nhuận có mục đích bảo tồn môi trường biển, cho rằng trừ khi các biện pháp bảo vệ được đưa ra tức thời, cá voi đầu bò bắc Đại Tây Dương sẽ tuyệt chủng trong tương lai gần.

"Đến một lúc nào đó, nếu xu hướng hiện tại tiếp diễn, việc phục hồi loài này sẽ trở nên không thể", báo cáo của Oceana cho biết.

Chỉ 25% trong số 400 cá thể ngoài tự nhiên là những con cái nằm trong độ tuổi sinh sản. Ít nhất 28 con khác đã chết trong vòng 2 năm qua, theo giám đốc Oceana, bà Whitney Webber.

Đánh bắt quá đà, giao thông đường biển và biến đổi khí hậu là những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của loài.

"Chúng ta không còn thấy những con cá chết vì nguyên nhân tự nhiên nữa, chúng đang chết trong vòng tay của chúng ta", bà Webber chia sẻ.

Do bản tính thân thiện, bơi gần bờ và luôn hoạt động ở mặt nước, cá voi đầu bò Bắc Đại Tây Dương trở thành loài vật rất dễ dàng để săn bắt. Khi lệnh cấm săn bắt cá voi được đưa ra vào năm 1935, chúng gần như đã tuyệt chủng. Số lượng loài hồi phục một chút, nhưng gần đây chúng lại gặp phải những mối đe dọa khác.


28 con cá voi đầu bò bắc Đại Tây Dương - tương đương 8% dân số loài, đã chết trong vòng 2 năm qua. (Ảnh: Getty).

Ít nhất 100 con thuộc loài này vướng vào lưới đánh cá mỗi năm, theo ước tính của Oceana. Có khoảng 1 triệu đường thả lưới nằm trên đường di cư của cá voi qua bờ biển Mỹ và Canada, và bà Webber cho rằng tình trạng này không khác gì một "bãi mìn" đối với chúng.

Lưới đánh cá sẽ tạo ra những vết thương trên cơ thể cá voi và chúng có thể chết nếu những vết thương này bị nhiễm trùng. Việc bị thương cũng sẽ ảnh hưởng đến các sinh hoạt cơ bản của chúng như đi săn và giao phối.

Đây là thách thức mà cá voi đã gặp phải trong nhiều năm, nhưng mọi thứ bắt đầu trở nên khủng khiếp hơn trong vòng 2 năm qua.

Kể từ năm 2017, 8% dân số của loài - tức 28 cá thể - đã chết và Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) gọi đây là "những cái chết bất thường".

Bà Webber cho biết nhiều khả năng nguyên nhân là thức ăn chính của cá voi đầu bò, một loài phù du nhỏ có tên là copepod, phải chuyển đến vùng nước lạnh hơn ở phía bắc vì biến đổi khí hậu.

Ở Canada, những con cá voi đối mặt với nhiều lưới đánh cá hơn và giao thông tấp nập hơn của tàu thuyền lớn, chưa kể quãng đường hàng trăm dặm phải di chuyển thêm.

Điều này nghĩa là chúng có thể chết khi đi tìm kiếm thức ăn.

Một vấn đề quan trọng khác là tập tính sinh sản của loài. Cá voi đầu bò Bắc Đại Tây Dương phải mất 10 năm để đạt độ tuổi sinh sản, và con cá chỉ sinh một con trong vòng từ 3 đến 5 năm. Sự căng thẳng trong cuộc sống của chúng ở thời điểm này khiến cho khoảng cách giữa các lần sinh đã tăng lên gấp đôi, tức là phải mất 10 năm để một con cái sinh thêm một con.

Bà Webber cho rằng nếu không có các biện pháp tức thì để hạn chế lưới đánh cá và áp đặt giới hạn tốc độ cho tàu trên biển, Đại Tây Dương sẽ mất đi một trong những loài cá voi lớn nhất và hiếm nhất còn sót lại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những bãi biển nguy hiểm nhất thế giới

Những bãi biển nguy hiểm nhất thế giới

Phần lớn du khách đều muốn đi biển vào mùa hè, nhưng nhiều bãi biển tiềm ẩn những nguy hiểm chết người.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Đăng ngày: 22/06/2025
Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Đăng ngày: 22/06/2025
Lý do không thủy cung nào dám nuôi

Lý do không thủy cung nào dám nuôi "sát thủ đại dương"

Cá mập trắng rất khó thích nghi với cuộc sống ở thủy cung vì nhiều lý do như chế độ ăn, không gian hạn chế và tác động từ môi trường bên ngoài, theo IFL Science.

Đăng ngày: 09/06/2025
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 25/05/2025
Quái vật ăn thịt mõm kiếm dài, sắc nhọn săn mồi nhanh kỷ lục đại dương

Quái vật ăn thịt mõm kiếm dài, sắc nhọn săn mồi nhanh kỷ lục đại dương

Cá buồm thường được cho là loài cá bơi nhanh nhất đại dương và cạnh tranh sát sao với chúng là cá ngừ vây xanh.

Đăng ngày: 18/05/2025
Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Đăng ngày: 13/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News