Theo dấu chân bò tót - Kỳ 1: Dấu vết giữa rừng

Sau rất nhiều nỗ lực phấn đấu của những nhà khoa học, mới đây người ta phát hiện tin vui từ vườn quốc gia Nam Cát Tiên khi lần đầu tiên xuất hiện những bức ảnh hàng chục con bò tót ở giữa rừng.

Vậy là những cố gắng của con người đã được đền đáp và một tương lai sẽ mở ra cho loài động vật quý hiếm giữa khu vườn quốc gia tuyệt đẹp này. Người may mắn chụp được ảnh bò tót là nhiếp ảnh gia Tăng A Pẩu, một doanh nhân hiện sống và làm việc tại TP.HCM.

Phút giây may mắn

Ông Pẩu thật thà: “Tôi là một người đam mê chụp ảnh. Gần hai năm lang thang ở vườn, hình ảnh về những chú bò tót luôn thôi thúc tôi và tôi luôn ước ao một ngày nào đó sẽ được bắt gặp chúng”.

Vườn quốc gia Nam Cát Tiên có đến hơn 40 loài đang nằm trong sách đỏ. Trong tất cả các loài đặc hữu tại rừng này, ngoại trừ tê giác thì không có loài nào khó tiếp cận như bò tót” - ông Pẩu nói.

Theo dấu chân bò tót - Kỳ 1: Dấu vết giữa rừng

Ông Pẩu kể để săn ảnh bò tót ông đã phải nằm dài ở rừng mai phục hàng tuần tại các vị trí mà đàn bò hay xuất hiện nhưng chưa một lần thành công. “Những lúc phục đợi bò tót như thế, buồn quá không có việc gì làm tôi lại mở máy quay mọi thứ diễn ra nơi mình ngồi, có khi là thước phim một chú chim đang kết tổ, có khi lại là hình ảnh... con nhện giăng tơ. Trong kho tư liệu tôi giữ được còn có cả những file ghi âm tiếng lá cây rơi, tiếng hót một loài chim lạ... Tất cả đều là “tài sản” đấy!” - ông Pẩu cười sảng khoái.

Rồi cơ hội đến, ông Pẩu nhớ lại: “Đó là vào buổi chiều 10-4, sau những giờ lang thang trong các khu rừng chụp ảnh chim thú, tôi leo lên ngồi hóng gió ở chiếc chòi canh thuộc khu rừng cấm C3, trạm bảo tồn bò tót Núi Tượng. Đang liu riu với cơn buồn ngủ thì từ đâu bỗng rào rào như thác đổ, những khối đen lù lù tiến ra trảng cỏ tranh nằm sát bìa rừng. Những “khối đen” này di chuyển khi dồn dập, lúc lại đứng bất động như những tảng đá mỗi lúc một gần mình hơn. Trời ạ! Đó là bò tót, loài vật mà mình đã cất công tìm kiếm suốt hai năm nay! Lúc đó thậm chí tôi không kịp chỉnh máy, một tay bấm máy quay, tay kia nâng máy ảnh bấm lia lịa”.

Giờ nghĩ lại giây phút đó chân ông Pẩu vẫn còn run lên vì sung sướng. Ông bấm máy liên tục để tận dụng những giây phút hiếm hoi, cố tình không phát ra tiếng động, nhưng từ khoảng cách 200m đàn bò tót vẫn phát hiện vị trí ông ngồi. Con đầu đàn giương bộ sừng và đôi mắt dữ tợn nhìn kẻ lạ, ngay lập tức cả đàn cũng chổng sừng như nghênh chiến. Rồi bất ngờ chúng quay đầu tháo chạy vào rừng sâu.

Sau khi chụp được hình bò tót, không kịp xem lại ông Pẩu đánh xe một mạch chạy thẳng về ban quản lý cung cấp cho vườn làm tư liệu. Giá trị nhất trong bộ ảnh này là sự xuất hiện của một bầy đàn tập trung khoảng 14 con, đầy đủ cả cá thể trưởng thành lẫn con non.

Sau khi xem bộ ảnh của ông Tăng A Pẩu, phó giám đốc khu du lịch sinh thái vườn quốc gia Nam Cát Tiên Nguyễn Đình Quốc Việt lục lại kho ảnh và đem ra tấm hình chụp một đàn bò tót cách đây chừng mười năm. Đó là bức ảnh do một số anh em đi tuần tra tình cờ chụp được vào năm 2002 nhưng từ đó đến nay chưa có ai chụp được một đàn đông đúc như thế này.

Đây là một cứ liệu khoa học, khiến những người làm công tác bảo tồn tại vườn quốc gia Nam Cát Tiên càng thấy phấn chấn hơn!” - ông Nguyễn Đình Quốc Việt phấn khởi nói.

Theo dấu chân bò tót - Kỳ 1: Dấu vết giữa rừng
Tiến sĩ - bác sĩ thú y Prof Chris Wazer bơm thuốc mê, lên nòng sẵn sàng
cho việc bắn chip đàn bò tót - Ảnh: B.D.

“Bắt hụt”

Một buổi sáng giữa rừng sâu, nhóm ba nhà khoa học vẫn miệt mài lặn lội tìm dấu vết bò tót. Họ là các nhà khoa học trẻ người nước ngoài được thuê để bắn chip gắn thiết bị GPS theo dõi đàn bò tại vườn quốc gia Nam Cát Tiên.

Tiến sĩ Prof Chris Wazer - trưởng nhóm, cho biết cùng đi với ông còn có hai tiến sĩ khác rất kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc động vật hoang dã là bà Gabrielle Stalder và bà Unlrike Streicher.

Công đoạn khó nhất của việc bắn chip là tiếp cận đàn bò. Khi tiếp cận, một mũi tên tẩm thuốc mê sẽ được bắn ra để con vật gục ngã. Sau đó, các bác sĩ sẽ chăm sóc con vật an toàn suốt quá trình gây mê để đeo sợi dây cáp mềm có gắn thiết bị định vị vệ tinh toàn cầu GPS vào cổ con bò. Từ đây, mọi hành trình di chuyển sẽ được truyền về máy chủ, giúp việc theo dõi bảo tồn và nghiên cứu được dễ dàng hơn”- tiến sĩ Chris cho hay.

Sau nhiều ngày nán lại để tìm hiểu về địa bàn và sự phân bố của bò tót ở vườn quốc gia Nam Cát Tiên, một buổi sáng sau cơn mưa lớn nhóm quyết định lên đường. Điểm đến được xác định là khu vực rừng cấm Núi Tượng, cách trung tâm vườn khoảng 5km.

Tiến sĩ Unlrike Streicher khẳng định mặc dù thời gian gần đây có nhiều người thấy bò tót ra ăn ở khu vực này nhưng những trường hợp đó phần nhiều phụ thuộc vào may mắn. Từ ngày qua đêm, có lúc phải lọ mọ đi bộ mấy cây số ra bìa rừng từ 4g-5g sáng nhưng nhiều ngày trôi qua không bóng dáng đàn bò tót nào xuất hiện.

Khi mọi việc như bế tắc thì một buổi trưa nhóm được thông báo ở khu vực đầm lầy Bo Bo, cách vườn gần 30km, có một đàn bò tót. Sớm hôm sau, nhóm lại vác balô cắt rừng đi bộ gần hai giờ để đến địa điểm này.

Đang mải miết chui lủi giữa rừng thì người dẫn đường bỗng khựng chân, làm dấu ra hiệu cho mọi người lùi lại. Anh cho biết đã phát hiện dấu vết và cả những bãi phân của một đàn bò đông đúc, dấu vẫn còn rất mới. “Chúng đang ở đây!” - tiến sĩ Chris dùng cây khô vạch ra một dấu chân bò giẫm trên thảm lá mục rồi mở túi cầm súng bắn thuốc mê lên nòng. Đó là một khẩu súng được thiết kế khá đơn giản, bao gồm bình gas dùng để đẩy mũi tên và một ống ngắm. Mũi tên được gắn một thiết bị phát sáng màu đỏ giúp nhận diện con vật trong khi di chuyển, phía trước là bình thuốc gây mê.

Ông Chris cho biết tầm bắn của cây súng chỉ dưới 150m, bởi vậy phải tìm cách tiếp cận đàn bò càng gần thì mới chính xác. Những giây phút nghẹt thở chậm rãi trôi qua. Khi những tiếng thở “phẹt phẹt” của đàn bò tót đang mỗi giây thêm một gần thì bỗng ào ào như thác đổ, cả đàn bò kéo nhau đạp cây tháo chạy. Người dẫn đường đi trước đứng ngẩn ngơ tiếc nuối. Tiến sĩ Chris lúc này mới nói: “Tôi thấy cái đầu của con đầu đàn và hai con cái!”.

Sau lần “bắt hụt”, cả nhóm trở về trong tiếc nuối. Trên đường về, khi đi qua các khu rừng, từng lối mòn chằng chịt dấu chân bò tót được vẽ lên khắp nơi. Trên trảng cỏ tranh ở đầm lầy Bo Bo, dấu vết về những đàn bò tót đông đúc cũng hằn hiện với những đám cỏ bị quẫy nát, những vũng lầy đục ngầu xếp thành dãy...

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Rắn là chuyên gia đột nhập vào hang hẹp, nơi cầy mangut giấu con non. Khi linh do thám phát hiện có rắn chúng sẽ cất tiếng kêu cảnh báo. Cả bầy kéo tới nghênh chiến kẻ thù.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News