Thí điểm mô hình chôn lấp rác thải kiểu Nhật ở Hà Nội

Nhật Bản vừa xây dựng xong mô hình thí điểm ô chôn lấp rác thải theo công nghệ chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka tại Hà Nội.

Việc thiếu hụt các khu xử lý rác thải đang trở thành vấn đề nghiêm trọng của Hà Nội. Cùng với đó là các vấn đề về vệ sinh môi trường và vệ sinh công cộng như mùi hôi và nước thải do phương pháp xử lý không thích hợp, đổ rác bừa bãi...

Theo nghiên cứu của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), rác thải không ngừng tăng lên theo năm tháng cả về lượng và chất do dân số tại thủ đô gia tăng, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.


Nhật Bản vừa xây dựng xong mô hình thí điểm ô chôn lấp rác thải theo công nghệ chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka tại Hà Nội. (Ảnh: JICA).

Trước thực trạng này, JICA Việt Nam đã phối hợp với lãnh đạo Hà Nội xây dựng mô hình thí điểm ô chôn lấp rác thải theo công nghệ chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka tại xã Xuân Sơn (Tây Sơn, Hà Nội).

Đây là phương pháp xử lý rác tăng cường độ phân hủy của rác thải bằng việc lắp đặt các ống hút dưới đáy bãi chôn lấp và hoạt hóa các vi sinh vật trong đất. Rác thải sẽ được phân hủy bằng bán hiếu khí khiến cho các lớp rác chìm thấp xuống hơn so với các bãi chôn lấp truyền thống (kỵ khí) vào cùng thời điểm.

Nhờ vậy, thời gian chôn lấp của bãi rác sẽ được dài hơn. Bên cạnh đó, so với phương pháp chôn lấp mở hoàn toàn (chỉ đổ rác vào hố và không xử lý), phía Nhật Bản khẳng định phương pháp Fukuoka sẽ giúp cho bãi chôn lấp gần như không có mùi hôi đặc trưng của các bãi rác thải.

"Những kinh nghiệm thu được qua Dự án sẽ được phổ biến rộng rãi ở các tỉnh, thành khác sao cho phù hợp với những đặc điểm, điều kiện và nhu cầu của thành phố", JICA cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 15/01/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 12/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News