Thí nghiệm cho phụ nữ nằm trên giường nước 5 ngày của ESA
Cơ quan Vũ trụ châu Âu tiến hành thí nghiệm đặc biệt với tình nguyện viên nữ để nghiên cứu tác động của du hành vũ trụ đến cơ thể.
20 phụ nữ đang tham gia thử nghiệm nằm trên giường nước 5 ngày trong nghiên cứu "ngâm khô" để mô phỏng một số ảnh hưởng của du hành vũ trụ đến cơ thể người. Chiến dịch bắt đầu từ hôm 23/9 với hai người tham gia đầu tiên ở trung tâm vũ trụ Medes, thành phố Toulouse, Pháp.
Tình nguyện viên nữ trong thử nghiệm "ngâm khô". (Ảnh: ESA)
Tình nguyện viên nằm trong những chiếc bể tương tự bồn tắm, quấn vải chống thấm để giữ cơ thể khô ráo và lơ lửng trong nước. Kết quả, cơ thể họ sẽ trải nghiệm cảm giác "không chống đỡ" - gần giống cảm giác của phi hành gia khi lơ lửng trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
Đây là lần thứ hai chiến dịch "ngâm khô" diễn ra với toàn bộ người tham gia là nữ, và là lần đầu tiên ở châu Âu. Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) quyết định thực hiện nghiên cứu này để giải quyết khoảng cách giới tính trong dữ liệu khoa học.
"Gần như không có thông tin gì về các tác động đến sinh lý và tâm lý của phụ nữ trong lĩnh vực nghiên cứu này. Nghiên cứu ngâm khô với toàn bộ thành viên là nữ sẽ bổ sung cho các chiến dịch của nam giới diễn ra ở châu Âu trước đây", Angelique Van Ombergen, chuyên gia tại ESA, cho biết.
Các tình nguyện viên sẽ bị hạn chế chuyển động trong môi trường cố định, trải nghiệm những thay đổi về chất lỏng trong cơ thể, sự vận động, và cả nhận thức về cơ thể. Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá những ảnh hưởng xấu của du hành vũ trụ, tìm hiểu sự rối loạn vận động ở những bệnh nhân cao tuổi và không thể vận động trên Trái đất.
Quá trình ngâm bắt đầu khi nước ngập đến trên ngực tình nguyện viên. Họ sẽ nằm bất động với thân và chân được vải cotton bao bọc, chỉ có cánh tay và đầu tự do bên ngoài tấm vải. Tình nguyện viên dành gần 24 tiếng mỗi ngày trong bể ngâm, hạn chế chuyển động hết mức có thể. 7h sáng hàng ngày, các chuyên gia sẽ lấy mẫu nước tiểu và máu. Trong ngày, hàng loạt quy trình và phép đo khoa học cũng được tiến hành để nghiên cứu cách cơ thể thích nghi.
Mọi hoạt động từ giải trí đến vệ sinh đều được thực hiện trong giới hạn của thử nghiệm ngâm mình. Khi dùng bữa, tình nguyện viên sẽ có thêm một chiếc gối kê nhỏ để dễ ăn hơn. Việc tắm và chuyển sang các thí nghiệm khác được thực hiện ngoài bể, trong tư thế nằm ngửa và ngả đầu xuống 6 độ để giảm thiểu sự dịch chuyển của chất lỏng.
Trong môi trường không trọng lượng, cơ thể phi hành gia giảm mật độ xương và cơ, thị lực và chất lỏng xung quanh não thay đổi. Việc tìm cách để duy trì sức khỏe rất quan trọng trong nghiên cứu về du hành vũ trụ. Kết quả từ những nghiên cứu như trên không chỉ hữu ích với phi hành gia mà còn với người cao tuổi và bệnh nhân mắc các rối loạn tương tự.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
