Thí nghiệm "công viên kỷ Jura" sẽ ra sao nếu thay khủng long bằng muỗi?

Thả muỗi biến đổi gene vào tự nhiên để giảm số lượng muỗi cắn người ở Florida, Mỹ nhưng nhiều nhà khoa học lo ngại sẽ trở thành thí nghiệm ví như "công viên kỷ Jura" ngoài đời thực.

Nhớ đến bộ phim gây sốt một thời "Công viên kỷ Jura" khiến người xem ghê sợ tột cùng khi các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu mang khủng long trở lại cuộc sống hiện đại nhưng mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi "quái vật" T-Rex đã trốn thoát?

Thí nghiệm công viên kỷ Jura sẽ ra sao nếu thay khủng long bằng muỗi?
Muỗi biến đổi gene sẽ được thả ra ngoài môi trường ở Florida.

Giờ đây, không phải trên phim mà ngoài đời thực, các nhà nghiên cứu ở Florida Mỹ muốn làm điều tương tự trong cuộc sống. May mắn đó không phải một con khủng long mà là muỗi biến đổi gene.

Bộ Nông nghiệp và Dịch vụ Người tiêu dùng Florida đã bật đèn xanh cho một kế hoạch giải phóng khoảng 750 triệu con muỗi biến đổi gene ra môi trường với hi vọng giảm việc tấn công người.

Nghiên cứu xuất phát từ thực tế người dân trong khu vực từ lâu đã bị những con muỗi hút máu người quấy rầy, tấn công. Các cơ quan chức năng địa phương đã cố gắng phun thuốc diệt muỗi bằng hóa chất để loại bỏ chúng.

Nếu những con muỗi biến đổi gene sẽ thả ra môi trường là con đực không cắn người và sẽ không gây hại cho cư dân. Cơ thể chúng chứa một loại protein sẽ làm giảm cơ hội sống của con cái và hy vọng chúng không cắn người. Do vậy, có thể ngăn chặn dịch sốt xuất huyết và Zika.

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) cũng đã phê duyệt kế hoạch Florida và quyết định thực hiện một thử nghiệm khác vào năm tới tại Quận Harris, Texas.

Tuy nhiên, kế hoạch cũng vấp phải nhiều chỉ trích vì cho rằng chưa xác định được tác động tới môi trường. Các nhà khoa học cũng bày tỏ lo ngại về sự giám sát thử nghiệm. Jaydee Hanson, giám đốc chính sách của Trung tâm đánh giá công nghệ quốc tế và Trung tâm an toàn thực phẩm, mô tả đây là một "thí nghiệm Công viên kỷ Jura".

Cô lo ngại thí nghiệm sẽ gặp phải sự sai sót giống trong "Công viên kỷ Jura" gây ra hậu quả không lường trước được vì các cơ quan từ chối phân tích các rủi ro môi trường. Barry Wray, giám đốc điều hành của Liên minh môi trường Florida Keys cho biết người dân ở Florida không đồng ý với dự án thả muỗi biến đổi gene.

Trước đó, chương trình thử nghiệm nhằm giảm số lượng muỗi bằng muỗi đực biến đổi gene tại một thị trấn ở Brazil đã không thành công như dự tính của các nhà khoa học. Cụ thế, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm thả 450 nghìn con muỗi biến đổi gene ở thành phố Jacobina, Brazil nhưng kết quả đã không làm giảm số lượng muối cắn người mà còn dẫn đến sự hỗn loạn di truyền ngoài ý muốn của quần thể muỗi tại đây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa lan quý hiếm bất ngờ nở rộ khiến nửa sân golf đóng cửa

Hoa lan quý hiếm bất ngờ nở rộ khiến nửa sân golf đóng cửa

Sân golf Ashton giảm số lỗ golf phục vụ người chơi từ 18 xuống 9 để nhường chỗ cho hoa lan phát triển và tạo hạt giống.

Đăng ngày: 20/06/2020
Điều gì xảy xa nếu một ngày tất cả virus biến mất?

Điều gì xảy xa nếu một ngày tất cả virus biến mất?

Sự biến mất của virus sẽ ảnh hưởng đến tiềm năng tiến hóa của mọi sự sống trên hành tinh, bao gồm cả con người. Không có virus, sự sống và hành tinh như chúng ta biết sẽ không còn tồn tại.

Đăng ngày: 19/06/2020
Độc đáo ý tưởng dùng bong bóng xà phòng thụ phấn cho hoa

Độc đáo ý tưởng dùng bong bóng xà phòng thụ phấn cho hoa

Khi nhiều loài côn trùng thụ phấn đang dần biến mất do nhiều yếu tố, ý tưởng dùng robot súng bắn xà phòng để thụ phấn hoa là một giải pháp hiệu quả.

Đăng ngày: 19/06/2020
Vi khuẩn tự sát vì lợi ích quần thể

Vi khuẩn tự sát vì lợi ích quần thể

Vi khuẩn tiến hóa qua hàng triệu năm và hình thành được nhiều đặc điểm kỳ lạ.

Đăng ngày: 18/06/2020
Côn trùng dính mưa cũng giống con người

Côn trùng dính mưa cũng giống con người "ăn" nguyên quả bóng bowling vào mặt, nhưng tại sao chúng không chết?

Làm cách nào để côn trùng tránh được những hạt mưa mang bóng dáng của tử thần?

Đăng ngày: 18/06/2020
Loài kiến cũng biết thụ phấn cho hoa?

Loài kiến cũng biết thụ phấn cho hoa?

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cây Conospermum đang nở hoa ở phía Tây Nam nước Úc đã phát triển để cho phép kiến thụ phấn cho chúng hiệu quả như những con ong bản địa.

Đăng ngày: 18/06/2020
Nạn châu chấu đáng sợ như thế nào?

Nạn châu chấu đáng sợ như thế nào?

Đại dịch châu chấu là nỗi kinh hoàng đối với mùa màng và người dân ở khắp nơi trên thế giới

Đăng ngày: 16/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News