Thí nghiệm phân tách virus HIV thành công, hứa hẹn chữa trị hoàn toàn căn bệnh này

Bằng công nghệ chỉnh sửa gene, khoa học đang giúp con người tiến gần hơn đến cách chữa trị căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.

Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Trường Y Lewis Katz Đại học Temple vừa cắt bỏ thành công Gene HIV-1 ra khỏi hệ gene của chuột nhắt và chuột cống.

Giáo sư Kamel Khalili, trưởng nhóm nghiên cứu cho hay: "Trong một nghiên cứu khoa học chứng minh khái niệm, chúng tôi đã chỉ ra rằng công nghệ chỉnh sửa gene có thể được tiến hành trên nhiều cơ quan trên hai mẫu động vật kích thước nhỏ và cắt bỏ những đoạn DNA của virus ra khỏi hệ gene trên tế bào của vật chủ". Kết quả thí nghiệm thành công trên chuột đã mở ra hi vọng cho ngành y học rằng một ngày không xa công nghệ chỉnh sửa gene cũng có thể xóa sổ hoàn toàn các virus gây tử vong ở người.


Hiện nay quá trình điều trị HIV còn tùy thuộc vào thuốc Antiretroviral hay còn gọi là ART. (Ảnh minh họa).

Như đã biết, hiện nay quá trình điều trị HIV còn tùy thuộc vào thuốc Antiretroviral hay còn gọi là ART (Loại thuốc đã được sử dụng để kéo dài cuộc sống của những người bị lây nhiễm HIV, đồng thời hạn chế sự lây truyền của loại virus nguy hiểm này).

Mặc dù loại thuốc này có thể ngăn chăn quá trình sinh sôi của virus nhưng đây không phải là một cách chữa trị dứt điểm. Cụ thể, các nhà nghiên cứu thuộc đại học Temple chỉ ra rằng: "Khi quá trình điều trị HIV bằng thuốc ART gián đoạn, quá trình phân bào của virus HIV lại tiếp tục và khiến bệnh có nguy cơ phát triển thành hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)". Tuy nhiên, nếu y học có khả năng loại bỏ hoàn toàn loại virus này ra khỏi hệ gen của cơ thể người thì các khoa học cuối cùng cũng nghiên cứu ra giải pháp toàn diện để chữa trị căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.

Khi tiến hành thí nghiệm, đầu tiên các nhà nghiên cứu cấy nhiễm DNA của virus HIV vào chuột cống, sau đó tiến hành một thí nghiệm bên ngoài cơ thể sống, tức là thí nghiệm trên hoặc trong các mô tách từ cơ thể chuột và giữa trong điều kiện nhân tạo.

Mục đích của thí nghiệm này là nhằm "phân tách DNA HIV-1 tích hợp trên hệ gene của vật chủ". Thí nghiệm này cho phép cắt bỏ hoàn toàn đoạn DNA của virus ra khỏi hệ gen. Hai tuần sau khi tiến hành thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra DNA của vật mẫu và không còn phát hiện ra DNA của virus HIV. Chúng đã bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi các mô trên não, tim, thận, phổi, gan, lá lách và các tế bào máu.

Cũng theo Tiến sĩ Khalili, "Khả năng của hệ thống phân phối rAAV vào các cơ quan chứa gen HIV-1 và chỉnh sửa DNA là một bằng chứng quan trọng cho thấy liệu pháp này có thể ức chế virus HIV tại các tế bào tiềm ẩn nguy cơ lây nhiểm, đồng thời có khả năng trở thành liệu pháp đặc trị đối với các bệnh nhân nhiễm HIV".

Trong giai đoạn tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành thí nghiệm trên các mẫu động vật có kích thước lớn hơn và hi vọng sẽ được phép tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên các bệnh nhân nhiễm HIV trong vài năm tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News