Thí nghiệm so sánh sữa mẹ và sữa công thức gây tranh cãi
Thí nghiệm so sánh khả năng kháng khuẩn của sữa mẹ và sữa công thức do một bà mẹ thực hiện trở thành chủ đề gây tranh cãi gay gắt.
Jessica Wilson, một sinh viên y khoa đến từ St Helens, Merseyside, Anh, chia sẻ trên Facebook cá nhân bức ảnh chụp hai đĩa cạn đặt cạnh nhau nhằm so sánh khả năng kháng khuẩn của sữa mẹ và sữa công thức, từ đó kết luận sữa công thức không có tác dụng loại trừ vi khuẩn, theo Long Room. Trong bài đăng hôm 20/2, Jessica, mẹ của một bé trai 17 tháng tuổi, cho biết cô ngâm 4 mẩu giấy nghiệm trong sữa của chính mình và 4 mẩu giấy nghiệm khác trong một loại sữa công thức giấu tên.
Sau đó, Jessica đặt giấy nghiệm vào các đĩa cạn riêng biệt, mỗi đĩa đều chứa cùng một chủng vi khuẩn micrococcus luteus và ghi lại kết quả sau 24 giờ. Jessica cho biết đĩa bên trái ngâm sữa mẹ có những vòng tròn rõ ràng, thể hiện khả năng kháng khuẩn của sữa mẹ, trong khi đĩa bên phải ngâm sữa công thức không có hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn.
So sánh khả năng kháng khuẩn của đĩa nghiệm ngâm sữa mẹ (trái) và đĩa nghiệm ngâm sữa công thức (phải). (Ảnh: Facebook).
"Như các bạn có thể thấy, những vòng tròn rõ ràng quanh đĩa là nơi sữa mẹ chiến đấu với vi khuẩn và gần như làm sạch chiếc đĩa, trái lại sữa công thức không có tác dụng gì và vi khuẩn hoàn toàn lan khắp cả đĩa. Đây là bằng chứng sữa mẹ thật kỳ diệu và cho con bú sữa mẹ là tuyệt vời nhất! Hãy tự hào về những gì các bạn mang đến cho con mình", Jessica viết.
Bài đăng của Jessica thu hút hơn 13.000 lượt ấn biểu tượng cảm xúc, 12.000 lượt chia sẻ và 2.500 bình luận. Các bình luận xoay quanh hai luồng ý kiến liệu thí nghiệm có bôi nhọ những người mẹ nuôi con bằng sữa công thức hay không.
Nhiều người cho rằng thí nghiệm khiến những người mẹ không thể con con bú cảm thấy xấu hổ. "Gần như tất cả mọi phụ nữ đều biết cho con bú sữa mẹ là tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ không đủ sữa hoặc không thể duy trì cho con bú sữa mẹ. Phụ nữ không cần cảm thấy thua kém nếu không thể cho con bú sữa mẹ", Mary Herrick nhấn mạnh.
"Sữa công thức đang bị so sánh với thức ăn nhanh. Thật đáng buồn. Rất nhiều trẻ em sống sót nhờ sữa công thức. Nhiều bà mẹ không thể cho con bú và các con có lẽ sẽ bị đói nếu không có nguồn bổ sung. Điều quan trọng là trẻ được cho ăn và chăm sóc đầy đủ. Sữa công thức là một lựa chọn thay thế hoàn toàn lành mạnh", Megan Gatton chia sẻ.
Tuy nhiên, không ít bà mẹ bày tỏ sự ủng hộ đối với thí nghiệm. "Nhiều phụ nữ cho rằng họ không có đủ sữa vì sữa của họ không ra ngay hoặc vì trẻ bú liên tục hay trẻ luôn "có vẻ đói". Đây là những điều hoàn toàn bình thường. Nhưng người khác lại không thông cảm và kêu đứa trẻ cần uống thêm sữa công thức. Đó là quan niệm sai lầm", Ada Enday Johnson bình luận.
"Thật sự tuyệt vời khi mọi người tán thưởng sự tuyệt vời của sữa mẹ. Tôi muốn gắn tên tất cả những kẻ chê cười các bà mẹ cho con bú ở nơi công cộng khi đứa trẻ đói để họ hiểu ra", Che Verallo nói.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà
Dưa bở là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức và còn nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe.

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người
Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?
