Thí nghiệm song sinh đầu tiên của NASA cho thấy sự thay đổi về DNA trong không gian

Các nhà khoa học sẽ cần rất nhiều thời gian để có thể hiểu được sự thay đổi này.

Scott và Mark Kelly là những phi hành gia của NASA và cũng là một cặp song sinh có DNA giống hệt nhau. "Nghiên cứu song sinh" đầu tiên của NASA trong thời gian qua đã phân tích vô số mẫu máu và nước bọt của họ. Theo những phát hiện đầu tiên được công bố bởi NASA, dưới tác động của môi trường sống đã xuất hiện sự sai khác giữa DNA của cặp đôi này. Nhưng để hiểu được những thay đổi đó có thể sẽ mất một chặng đường dài.

Cặp song sinh này giống như báu vật đối với các nhà khoa học. Bởi vì họ mang trong mình bản chất gene giống hệt nhau, các nhà khoa học có thể sử dụng chúng để nghiên cứu cách môi trường tương tác và ảnh hưởng lên DNA của con người.

Thí nghiệm song sinh đầu tiên của NASA cho thấy sự thay đổi về DNA trong không gian
Phi hành gia Scott Kelly và Mark Kelly của NASA.

Trong khoảng thời gian từ 2015 đến 2016, Scoot Kelly đã dành gần một năm – 340 ngày – trong môi trường không trọng lực trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Trong lúc đó, người anh em sinh đôi là Mark sẽ sinh sống ở Trái Đất, chịu giới hạn của trọng lực. Để biết được một năm ngoài không gian tác động lên cơ thể như thế nào, các nhà nghiên cứu thuộc NASA bắt đầu theo dõi bộ đôi, lúc đó Scott sẽ liên tục ở ngoài không gian.

Sau khi phân tích dữ liệu chi tiết, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy sự khác biệt, độ dài của các telomere (những đoạn trình tự lặp lại của DNA ở các đầu mút cuối nhiễm sắc thể) phát triển dài hơn một chút khi Scott ở ngoài không gian, nhưng nhanh chóng thu ngắn về kích thước thông thường sau khi quay trở lại Trái Đất. Trong thời gian đó thì các telomere của Mark cũng bắt đầu ngắn dần. Ngoài ra, còn có một số thay đổi trong DNA của họ. Số lượng DNA bị methyl hóa (nhóm methyl được thêm vào trình tự DNA làm thay đổi chức năng của đoạn DNA mà không làm thay đổi trình tự của nó) ở Scott đã giảm đi trong lúc ở ngoài không gian, còn ở Mark thì tăng.

Nhưng câu hỏi đặt ra là điều gì đã dẫn đến sự thay đổi này? Theo báo cáo của Nature (một tập san khoa học đa ngành), mức độ methyl hóa DNA trở lại cân bằng một khi các phi hành gia trở về Trái Đất là điều khá bình thường, bởi vì họ đã trải qua những thay đổi nhanh chóng về chế độ ăn uống (không còn những bữa ăn đông lạnh, khô khốc) và hành vi giấc ngủ (trên giường, bị ảnh hưởng bởi trọng lực). Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn không hiểu được tại sao độ dài telomere của cặp song sinh lại thay đổi và có những ảnh hưởng tương ứng nào lên sức khỏe của mỗi người.

Giai đoạn tiếp theo là tìm ra những thay đổi nào bắt nguồn từ các chuyến bay không gian và thay đổi nào chỉ là kết quả của quá trình lão hóa thông thường. Để tìm ra câu trả lời thì các nhà khoa học cần tiến hành nghiên cứu nhiều hơn trên các cặp song sinh, trên diện rộng và đa chiều. Theo thống kê, kích thước mẫu thí nghiệm càng lớn, thì càng có nhiều kết luận được ra với nhiều ý nghĩa hơn.

Vì vậy, chúng ta sẽ phải chờ đợi NASA nghiên cứu lượng lớn các cặp song sinh để có thể công bố đầy đủ kết quả trong tương lai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao sao Thủy vẫn tồn tại từ trường?

Vì sao sao Thủy vẫn tồn tại từ trường?

Lớp từ trường bí ẩn của Sao Thủy vẫn còn là một câu đố hóc búa với các nhà khoa học.

Đăng ngày: 09/03/2020
Các tàu vũ trụ có thể đi với tốc độ ánh sáng

Các tàu vũ trụ có thể đi với tốc độ ánh sáng

Theo Manasvi Lingam và Abraham Loeb, hai giáo sư hàng đầu tại Đại học Harvard, siêu tân tinh có thể được sử dụng để đẩy tốc độ của các con tàu vũ trụ lên tốc độ ánh sáng.

Đăng ngày: 09/03/2020
Phát hiện hố đen mới cách Trái đất 30.000 năm ánh sáng

Phát hiện hố đen mới cách Trái đất 30.000 năm ánh sáng

Tàu NASA vô tình chụp được một đợt bùng phát tia X, hiện tượng xảy ra khi hố đen hút vật chất từ những ngôi sao, trong chòm sao Columba.

Đăng ngày: 08/03/2020
Các nhà khoa học cuối cùng cũng khám phá được bí ẩn của vật chất tối trong vũ trụ

Các nhà khoa học cuối cùng cũng khám phá được bí ẩn của vật chất tối trong vũ trụ

Các nhà khoa học vừa tìm ra được một loại hạt, mà có thể là nguồn gốc của vật chất tối trong vũ trụ.

Đăng ngày: 06/03/2020
Tàu NASA chụp ảnh hai cơn bão hợp nhất trên sao Mộc

Tàu NASA chụp ảnh hai cơn bão hợp nhất trên sao Mộc

Hai cơn bão quay ngược chiều kim đồng hồ từng tới gần nhau vài tháng trước, tách ra xa rồi lại bắt đầu sáp nhập.

Đăng ngày: 05/03/2020
Một hành tinh lùn trong hệ Mặt Trời mang tên thủy thần của Trung Quốc

Một hành tinh lùn trong hệ Mặt Trời mang tên thủy thần của Trung Quốc

Hiệp hội Thiên văn quốc tế (IAU) mới đây đã đặt tên cho một hành tinh trong hệ Mặt Trời theo tên Thủy thần Gonggong (Cộng Công) của Trung Quốc.

Đăng ngày: 05/03/2020
Thiên thạch to như ngọn núi đang lao về phía Trái đất

Thiên thạch to như ngọn núi đang lao về phía Trái đất

Thiên thạch với kích thước lớn này đang bay về hướng Trái Đất, có thể không xảy ra va chạm nhưng vẫn thuộc diện cần quan sát.

Đăng ngày: 05/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News