Thi thể Tần Thủy Hoàng được chôn sâu đến mức nào?
Ý kiến cho rằng độ sâu lăng mộ dưới lòng đất của Tần Thủy Hoàng là từ 500m đến 1.000m. Liệu đây có phải là con số đúng hay không.
Tần Thủy Hoàng đã đưa quân quét sạch các nước chư hầu, hoàn thành đại cuộc thống nhất toàn bộ Trung Quốc và mở ra một kỉ nguyên mới cho đất nước này.
Đến ngày nay, khi đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử nhưng sự ảnh hưởng của Tần Thủy Hoàng vẫn vô cùng lớn. Điều khiến người đời còn phải nhắc đến ông có lẽ là những bí ẩn bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng nằm sau dưới chân núi Ly Sơn, Thiểm Tây.
Một trong những bí ẩn chưa được giải đáp đó là độ sâu của lăng mộ. Thi thể Tần Thủy Hoàng được chôn sâu bao nhiêu?
Toàn cảnh lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Sohu.
Theo Cổ Hán Thư ghi lại khi tể tướng Lý Sĩ đến báo cáo tiến độ thi công lăng, Tần Thủy Hoàng cảm thấy độ sâu bây giờ chưa đủ đã ra lệnh phải “thêm ba trăm trượng nữa”. Ngoài ra, Lã Chi Xuân Thu cũng đã viết về độ sâu lăng mộ Tần Thủy Hoàng với các câu như: “sâu tới suối nước", "ba trăm trượng trở lên".
Qua đây để thấy vị trí lăng mộ trong cung điện dưới lòng đất của Lăng Tần Hoàng đã khiến sử gia bàn luận như thế nào, khi rất nhiều những ý kiến được đưa ra trong hàng nghìn năm nay vẫn chưa một lần chắc chắn.
Ngắm nhìn khung cảnh bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Sohu.
Một trong số những giả thuyết được đưa ra, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng lời Tư Mã Thiên là đáng tin cậy nhất.
Từ Mã Thiên ghi lại trong Sử ký: “Vị hoàng đế chinh phục thiên hạ đã sống mãi dưới Ly Sơn. Hơn 700.000 quân lính đến thăm nhưng phải vượt qua ba suối mới có thể nhìn thấy ông lần cuối cùng. Cung điện dát vàng, quan tài bằng đồng cùng những đồ tạo tác vô cùng hiếm và lạ. Người thợ thủ công tài hoa đã chế tạo một chiếc nỏ mà bất kỳ ai đột nhập vào mộ, nó có thể bắn chết. Dòng thủy ngân như sông và đại dương, được thấm nhuần với trời đất để đảm bảo sự sống trường tồn mãi mãi nơi đây."
Với mong muốn tìm ra độ sâu lăng mộ Tần Thủy Hoàng không chỉ có chuyên gia trong nước mà những nhà nghiên từ châu Âu cũng đã vào cuộc. Họ sử dụng Sử ký cùng các tài liệu liên quan khác để mô phỏng lại cung điện ngầm bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng và kết quả cho thấy độ sâu của cung điện dưới lòng đất sẽ từ 500m đến 1.000m.
Tuy nhiên, kết quả nhanh chóng bị bác bỏ với các nhà nghiên cứu Trung Quốc. Họ tin rằng nếu độ sâu của cung điện dưới lòng đất là 1.000 mét, nó sẽ vượt quá độ sâu lòng sông Vị Hà, điều này sẽ gây ra nguy cơ nước sông Vị Hà chảy ngược vào cung điện dưới lòng đất.
Ngoài ra, các chuyên gia địa chất trong nước sau nhiều lần khảo sát thực địa về lăng mộ Tần Thủy Hoàng cũng cho rằng cung điện dưới lòng đất của Tần Thủy Hoàng không sâu như mọi người.
Vì vậy, tuyên bố “vượt qua ba suối” của Tư Mã Thiên là khá đáng tin cậy, nghĩa là vị trí thi thể của Tần Thủy Hoàng chỉ nằm sâu cách mặt đất trong khoảng 100m đến 300m.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
