Thị trấn bí ẩn trong Kinh thánh Ziklag bất ngờ được phát hiện
Tàn tích của Ziklag, thị trấn nổi tiếng là nơi ẩn náu của vua David trong Kinh thánh, cuối cùng được phát hiện bởi một nhóm các nhà khảo cổ học ở Israel.
Thị trấn này đã trở thành chủ đề tranh luận sôi nổi trong những thập kỷ gần đây, nhiều nhà khảo cổ học đã bắt tay vào khai quật để tìm vị trí quý giá của nó. Tuy nhiên, lần này, nhóm chắc chắn hơn bao giờ hết rằng những tàn tích này là sự thật.
Hình ảnh khu vực được cho là thành phố Ziklag.
Nằm giữa Kiryat Gat và Lachish, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế do Cơ quan Cổ vật Israel dẫn đầu, cùng với Đại học Macquarie ở Sydney và Đại học Do Thái, đã nghiên cứu địa điểm Khirbet al-Ra'i từ năm 2015.
Cuộc khai quật của họ diễn ra trên đỉnh đồi theo một căn cứ từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 11 trước Công nguyên, dưới các lớp của một khu định cư nông thôn có từ đầu thế kỷ thứ 10 trước Công nguyên, Cơ quan Cổ vật Israel thông tin.
Trong số hàng chục mảnh gốm, bình dầu và bình đựng rượu, nhiều cổ vật cho thấy đặc điểm của văn hóa Philistine, nhóm người được cho là sống ở đây trong Kinh thánh.
Tuy nhiên, không phải ai cũng bị thuyết phục. Một số chuyên gia độc lập không tham gia vào dự án đang do dự để đi đến kết luận rằng đó thực sự là thị trấn Ziklag.
Giáo sư Aren Maier, một nhà khảo cổ người Israel gốc Hoa từ Đại học Bar-Ilan, nói với Haaretz: “Rất khó chấp nhận. Các tài liệu tham khảo về địa điểm này trong các văn bản Kinh thánh ở phía nam nhiều hơn, liên quan đến Negev, bộ lạc Shimon hoặc biên giới phía nam của Judah”.
Ziklag nổi tiếng là thị trấn nơi vua David tìm nơi ẩn náu sau khi hết lòng ủng hộ với vua Saul, gia nhập kẻ thù của người Israel cổ đại, người Philitines. Nhiều học giả hiện đại tin rằng vua David là một nhân vật lịch sử có thật, không chỉ là một huyền thoại.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
