Thiên hà khổng lồ cách Trái đất 12,5 tỷ năm ánh sáng

Thiên hà khổng lồ ẩn mình sau đám mây khí bụi và có tốc độ hình thành sao mới gấp 100 lần dải Ngân Hà.

Christina Williams, nhà thiên văn tại Đại học Arizona, phát hiện vùng sáng mờ trong hình ảnh mới của hệ thống kính viễn vọng ALMA, Chile, CNN hôm 22/10 đưa tin. "Thật bí ẩn vì có vẻ ánh sáng này không liên quan đến bất cứ thiên hà nào đã biết. Khi thấy thiên hà mới 'vô hình' ở các bước sóng khác, tôi rất phấn khích vì điều đó nghĩa là nó có thể ở cực kỳ xa và ẩn sau những đám mây khí bụi", cô chia sẻ.


Những ngôi sao mới hình thành trong thiên hà khiến đám mây khí bụi xung quanh sáng lên. (Ảnh: CNN).

Nhiều khả năng ánh sáng phát ra từ những hạt bụi bị nung nóng khi các ngôi sao mới hình thành bên trong thiên hà. Tuy nhiên, những đám mây bụi lại che khuất sao, khiến chúng ta không thể nhìn thấy thiên hà từ Trái Đất.

"Chúng tôi phát hiện đó là một thiên hà "quái vật" khổng lồ chứa nhiều sao như dải Ngân Hà nhưng hoạt động tích cực hơn. Những ngôi sao mới hình thành với tốc độ gấp 100 lần dải Ngân Hà", Ivo Labbé, chuyên gia tại Đại học Công nghệ Swinburne, cho biết.

Phát hiện mới có thể giúp giới khoa học tìm ra câu trả lời cho một vấn đề tồn tại từ lâu. Trong thời vũ trụ sơ khai, một số thiên hà khổng lồ phát triển cực kỳ nhanh. Chúng trưởng thành khi vũ trụ vẫn non trẻ. Điều khó hiểu là dường như những thiên hà khổng lồ trưởng thành này xuất hiện một cách đột ngột. Các nhà thiên văn chưa từng tìm được bằng chứng rõ ràng nào về quá trình hình thành của chúng. "Thiên hà "quái vật" mới phát hiện mang những yếu tố thích hợp để điền vào khoảng trống đó", Williams giải thích.

Các chuyên gia cần xác định xem đây chỉ là một sự may mắn hay còn nhiều thiên hà tương tự. "Những thiên hà bị che khuất này thực sự hấp dẫn. Chúng khiến bạn băn khoăn, liệu đây có phải là phần nổi của tảng băng chìm và hàng loạt thiên hà loại mới đang chờ được khám phá hay không", Kate Whitaker, đồng tác giả nghiên cứu, nhận xét.

Khi kính viễn vọng James Webb bay vào không gian năm 2021, nó có thể giúp tìm hiểu các thiên hà kỹ lưỡng hơn. "James Webb có thể nhìn xuyên qua mây bụi, giúp chúng ta biết kích thước thực sự và tốc độ phát triển của những thiên hà này, qua đó hiểu tại sao các mô hình hiện nay chưa thể lý giải được chúng", Williams nói thêm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vũ trụ có mùi gì?

Vũ trụ có mùi gì?

Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News