Thiên nhiên "bắt" loài người phải trả giá: Các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ ngày càng tệ hơn
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng có khoảng 1,7 triệu ca tử vong trên toàn thế giới do chịu ảnh hưởng từ sự biến đổi nhiệt độ vào năm 2019.
Theo Gizmodo, một trong những tác động đáng sợ mà biến đổi khí hậu gây ra chính là sự thay đổi khắc nghiệt của thời tiết. Nghiên cứu ước tính rằng số ca tử vong đã không ngừng tăng lên trong vài thập kỷ qua và có khả năng sẽ tăng mạnh trong thời gian tới khi hiện tượng này đang ngày càng nghiêm trọng hơn.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu của Đại học Washington đã thu thập và phân tích dữ liệu về tỷ lệ tử vong của 8 quốc gia trong nhiều thập kỷ. Nguồn dữ liệu này được lấy từ nghiên cứu Global Burden of Disease study, một dự án ước tính chi phí y tế hàng năm của các khu vực lớn trên toàn cầu.
Bước đầu, các nhà khoa học bắt đầu tham chiếu chéo dữ liệu với các kết quả đo nhiệt độ ở những khu vực đó trong suốt cả năm. Sau đó, họ xây dựng mô hình phán đoán mức độ liên kết của biến đổi nhiệt độ đối với 17 nguyên nhân tử vong liên quan đến yếu tố thời tiết khắc nghiệt. Những nguyên nhân này bao gồm đau tim, bệnh phổi mãn tính, tiểu đường, và thậm chí cả những vụ giết người. Cuối cùng, họ cho mô hình chạy dữ liệu từ các khu vực khác trên thế giới để đưa ra một ước tính toàn cầu.
Chỉ riêng 6 tháng vừa qua, ước tính có hơn 500 người đã thiệt mạng do nhiệt độ tăng đột ngột.
Kết quả, từ năm 1980 đến năm 2016, nhóm nghiên cứu tính toán được số ca tử vong liên quan đến nắng nóng tăng 74% trên toàn thế giới. Trong khi đó, số ca tử vong liên quan đến nhiệt độ quá lạnh tăng 31% từ năm 1990 đến năm 2016. Ngoài ra, mô hình của họ còn cho thấy có khoảng 1,7 triệu người tử vong do chịu ảnh hưởng từ thời tiết khắc nghiệt vào năm 2019. Trong đó, gần 1,3 triệu người chết vì lạnh và số còn lại là vì nóng.
Đây là nghiên cứu đầu tiên về ảnh hưởng của biến đổi thời tiết đến khả năng sống sót của con người. Nhóm tác giả của dự án lưu ý rằng mô hình của họ phụ thuộc vào nhiều giả định, cho nên các số liệu chỉ mang tính chất tham khảo và có thể không chính xác. Tuy nhiên, họ cũng khẳng định rằng sai số mà mô hình đưa ra vẫn ở mức chấp nhận được.
Tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh thống kê có khoảng 600 ca tử vong mỗi năm. Thế nhưng, các nghiên cứu khác lại cho rằng số người chết có thể gấp đôi con số này. Chỉ riêng 6 tháng vừa qua, ước tính có hơn 500 người đã thiệt mạng do nhiệt độ tăng đột ngột ở các khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương của Mỹ và Canada.
Các quan chức y tế của quận Multnomah tuyên bố đợt nắng nóng là một "sự kiện gây thương vong hàng loạt". Họ nói rằng đợt nắng nóng có khả năng cao gấp 150 lần do biến đổi khí hậu. Vì thế, người dân Bắc Mỹ sẽ phải chịu thêm nhiều đợt nắng nóng tàn khốc hơn nữa trong tương lai. Sự gia tăng nhiệt độ bất thường trong nghiên cứu mới đây cũng cho thấy một dấu hiệu đáng lo ngại về những gì sắp xảy ra khi Trái Đất tiếp tục ấm lên và thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn.
Tiến sĩ Katrin Burkhart, thành viên của nghiên cứu, cho biết: “Phân tích của chúng tôi cho thấy tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, đặc biệt ở những nơi vốn đã có nhiệt độ cao như Nam Á, Trung Đông và một số vùng của châu Phi”. Một nhà khoa học của Viện Đánh giá và Đo lường Sức khỏe tại Đại học Washington, cũng chia sẻ với CNN rằng: “Điều này rất đáng lo ngại. Những đợt nắng nóng liên tục phá vỡ mức nhiệt cao nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây và xuất hiện ngày càng nhiều hơn”.
Các nhà khoa học do tạp chí Lancet tập hợp trong tuần này đã đề ra các bước giúp các quốc gia có thể thực hiện để giảm bớt tác động của nhiệt độ cực cao. Bắt đầu từ việc cung cấp quạt chạy bằng pin cho những cư dân có nguy cơ tử vong do nắng nóng cao nhất đến thiết kế cơ sở hạ tầng tốt hơn ở các thành phố để giảm thiểu ảnh hưởng của nhiệt độ.
Bên cạnh đó, báo cáo mới đây của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu cũng đặt ra một hướng đi tương lai mới cho nhân loại. Theo đó, nếu không có những nỗ lực quyết liệt nhằm hạn chế carbon dioxide và các khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác ngay từ bây giờ, tác động của biến đổi khí hậu sẽ tăng theo cấp số nhân trong vài thập kỷ tới.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.
