Thiên thạch có vận tốc 32.000km/h đang hướng đến gần quỹ đạo Trái đất
NASA đang theo dõi hướng đi của một tiểu hành tinh kích thước lớn, di chuyển với tốc độ cao, đến gần quỹ đạo Trái đất trong vòng vài tuần tới nhưng xác suất va chạm rất thấp.
Theo Mirror, một tiểu hành tinh khổng lồ được đặt tên 2021 NY1, kích thước gấp 3 lần tượng Nữ thần Tự do, dự kiến đi gần quỹ đạo Trái đất trong tháng 9. Đây là một trong 17 vật thể ngoài không gian được Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) theo dõi vì có lộ trình di chuyển gần hành tinh của chúng ta.
Mô phỏng 3D vị trí hiện tại của 2021 NY1 trong Hệ Mặt trời. (Ảnh: Theskylive).
2021 NY1 có đường kính khoảng 130-300m, trong khi tượng Nữ thần Tự do đặt tại thành phố New York (Mỹ) cao 93m, có thể đạt vận tốc hơn 32.000km/h. Do đó, nó được xem là tiểu hành tinh có kích thước lớn.
Tuy nhiên, chúng ta không phải lo lắng về việc 2021 NY1 va chạm với Trái đất. Theo ước tính của các nhà khoa học, tiểu hành tinh di chuyển cách chúng ta khoảng 1,5 triệu km, gấp gần 4 lần khoảng cách từ Trái đất đến Mặt Trăng.
Một tiểu hành tinh khác đang được NASA theo dõi, kích thước nhỏ hơn nhưng cũng xếp vào loại lớn là 2021 QC1. Nó có đường kính từ 71-160 m và bay cách Trái đất khoảng 4,8 triệu km.
Đầu tháng 8, NASA công bố phát hiện mới về mối nguy hiểm lớn hơn từ vật thể vũ trụ. Một nghiên cứu cho thấy tiểu hành tinh Bennu có thể đâm vào Trái đất trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2300.
Từ năm 1999, NASA đã theo dõi lộ trình di chuyển của Bennu. Nó là một trong 2 tiểu hành tinh nguy hiểm nhất Hệ Mặt trời và có khả năng đe dọa cuộc sống của con người.
Sau khi loại trừ một số yếu tố tác động, các nhà khoa học cho rằng xác suất cao nhất để Bennu va chạm với Trái đất là 1/2.700, diễn ra vào ngày 24/9/2182.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
