Thiên thạch rơi đồng thời tạo hố kép khổng lồ ở Thụy Điển
Các nhà khoa học Thụy Điển lần đầu tiên phát hiện một hố kép độc đáo tạo từ hai thiên thạch rơi cùng lúc xuống Trái Đất cách đây 460 triệu năm.
Thiên thạc tạo hố kép khi rơi xuống Trái đất
Vụ tấn công của hai thiên thạch đã tạo ra một hố kép ở Jämtland, Thụy Điển, với đường kính hố lớn là 7,5km và hố nhỏ là 700m.
Hai thiên thạch đồng thời đâm xuống khu vực nay là Thụy Điển. (Ảnh: Đại học Gothenburg).
Theo các nhà khoa học ở Đại học Gothenburg, Thụy Điển, sự kiện xảy ra trong thời kỳ hai tiểu hành tinh va chạm khiến nhiều mảnh vụn trút xuống Trái Đất.
- Bí mật về bức ảnh thiên thạch rơi xuống Trái đất
- Thiên thạch xẹt qua bầu trời Romania
- Tìm thấy kim cương trong thiên thạch rơi xuống Trái Đất
"Cách đây khoảng 470 triệu năm, hai tiểu hành tinh trong vành đai giữa sao Hỏa và sao Mộc va chạm vào nhau, làm bắn ra các mảnh vụn. Nhiều mảnh vụn đâm xuống Trái Đất, giống như hai thiên thạch ở Jämtland", IB Times hôm qua dẫn lời Erik Sturkell, nhà vật lý địa chất ở Đại học Gothenburg.
Hình minh họa vụ rơi thiên thạch khiến hố kép khổng lồ ra đời. (Ảnh: Don Dixon/Eric Sturkell/Đại học Gothenburg).
Ở thời điểm hai thiên thạch rơi xuống, Jämtland nằm chìm dưới biển ở độ sâu 500m. "Thông tin từ công tác khoan thể hiện trình tự giống hệt nhau ở hai miệng hố, và trầm tích phía trên khu vực chịu ảnh hưởng có cùng niên đại. Nói cách khác, hai vụ thiên thạch rơi diễn ra đồng thời", Sturkell giải thích.
Nhóm nghiên cứu cho biết, tác động của thiên thạch làm nước bắn xa, và trong 100 giây, các miệng hố đã khô hoàn toàn. "Sau đó, nước lại tràn vào, kéo theo những mảnh vụn thiên thạch và vật chất bị bắn tung trong vụ nổ, gây ra cơn sóng mạnh khuấy động đáy biển", Sturkell nói.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
