Thiên thạch to như ngọn núi đang lao về phía Trái đất

Thiên thạch với kích thước lớn này đang bay về hướng Trái Đất, có thể không xảy ra va chạm nhưng vẫn thuộc diện cần quan sát.

Thiên thạch này có tên 52768 (1998 IR2), được các nhà khoa học phát hiện lần đầu tiên cách đây 22 năm. Theo trang web quan sát thiên thạch của Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) thuộc NASA, thiên thạch này sẽ tiến đến gần Trái Đất vào ngày 29/4.


Thiên thạch tiến đến gần, thậm chí bay vào tầng khí quyển của Trái Đất là bình thường. Tuy nhiên, chỉ những thiên thạch với đường kính hàng km mới có thể gây nguy hiểm. 

52768 (1998 IR2) có thể sẽ sượt qua Trái Đất ở khoảng cách gần nhất vào khoảng 6,3 triệu km với vận tốc hơn 31.000km/h. JPL ước tính đường kính của thiên thạch có thể lên tới 4,1 km, tức là tương đương một ngọn núi cao trên Trái Đất. Kích thước và khoảng cách này đủ để xếp thiên thạch 52768 vào dạng "có thể gây nguy hiểm" và cần theo dõi.

"Chúng tôi phát hiện tiểu hành tinh vào tháng trước khi cài đặt thiết bị phân tích dữ liệu và điện toán mới, giúp tăng tốc tìm kiếm các vật thể gần Trái Đất. Điều này cho thấy những nỗ lực trong việc tìm kiếm của chúng tôi đã được đền đáp", ông Steven Pravdo, quản lý dự án theo dõi tiểu hành tinh gần Trái Đất của JPL nói trên Fox News.

Dự án này theo dõi rất nhiều thiên thạch, tiểu hành tinh tới gần Trái Đất. Thực tế trong một tháng có thể có tới trên 10 thiên thạch tiến tới gần Trái Đất. Tuy nhiên hầu hết đều bay ngang qua hành tinh của chúng ta với khoảng cách hàng trăm nghìn km, và nếu có hướng tới Trái Đất thì chúng cũng bị đốt cháy khi bay qua thượng tầng khí quyển.

Tuy nhiên, những vật thể có kích thước lớn không bị đốt cháy sẽ gây ra thảm họa khủng khiếp nếu va chạm với "hành tinh xanh". Theo tính toán, va chạm với vật thể có kích thước lớn hơn 1km có khả năng gây ra tác động toàn cầu.


Các nhà khoa học đang nghiên cứu phương án phóng tên lửa để làm chệch quỹ đạo các thiên thạch quá lớn hướng về Trái Đất. (Ảnh: MIT).

Trước đó, NASA đã theo dõi thiên thạch 2002 PZ39 có đường kính gần 1 km lao về phía Trái Đất với tốc độ 57.240 km/giờ, tiếp cận gần hành tinh của chúng ta hồi giữa tháng 2/2020. Ngoài ra, thiên thạch có đường kính 77 m tên gọi 2020 BQ11 đã bay qua chúng ta vào ngày 8/2, khoảng cách với Trái đất là 4,8 triệu km.

Trong vài năm tới, NASA có thể giới thiệu một loại tàu đánh chặn có tên DART. Con tàu không gian này sẽ được phóng vào những vật thể có nguy cơ va chạm với Trái Đất nhằm thay đổi quỹ đạo của chúng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 29/06/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 27/06/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 24/06/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 21/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News