Thiên thạch tốc độ 60.900km mỗi giờ lao qua bầu trời

Thiên thạch sáng hơn trăng tròn tiến vào khí quyển Trái đất, gần như biến đêm thành ngày ở một số nơi thuộc Brazil.

Thiên thạch tốc độ 60.900km mỗi giờ lao qua bầu trời
Thiên thạch bay về hướng bắc với góc 44 độ so với mặt đất, đạt tốc độ 60.900km mỗi giờ.

Thiên thạch siêu sáng bay qua phía trên các bang Rio Grande do Sul và Santa Catarina hôm 1/10, theo tổ chức Mạng lưới Quan sát Thiên thạch Brazil (BRAMON). Các phân tích ban đầu cho thấy nó bắt đầu phát sáng ở độ cao khoảng 89,5 km ở vùng nông thôn phía đông thành phố Caxias do Sul.

Ở một số nơi thiên thạch bay qua, đêm gần như biến thành ngày trong chớp nhoáng. Nó cháy sáng trong khoảng 6 giây, vượt qua độ sáng của trăng tròn. Thiên thạch bay về hướng bắc với góc 44 độ so với mặt đất, đạt tốc độ 60.900km mỗi giờ. Cuối cùng, nó phát nổ ở độ cao 22km trên bầu trời thành phố Vacaria.

Thiên thạch thường là những mảnh sao chổi hoặc tiểu hành tinh bay vào khí quyển Trái đất và cháy sáng. Phần lớn chúng sẽ phân rã trong khí quyển nhưng một số mảnh vỡ có thể rơi xuống mặt đất. Những mảnh vỡ này mang lại nhiều thông tin khoa học hữu ích cho các nhà nghiên cứu.

Tháng trước, một thiên thạch tiến vào khí quyển Trái đất, xuống thấp hơn độ cao mà các vệ tinh nhân tạo đang hoạt động, sau đó trở lại không gian. Số thiên thạch di chuyển như vậy rất hiếm, chỉ xuất hiện vài lần một năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ánh sáng

Ánh sáng "xuyên không" truyền tới Trái đất tiết lộ siêu quái vật bắt thiên hà

Kính viễn vọng Very Large của Đài thiên văn Nam Âu (ESO) đã bắt được tín hiệu ánh sáng lạ từ quá khứ hơn 12 tỉ năm trước truyền tới Trái Đất: một lỗ đen siêu quái vật đang bắt cóc 6 thiên hà.

Đăng ngày: 05/10/2020
Liệu bạn có biết vàng trong vũ trụ đến từ đâu?

Liệu bạn có biết vàng trong vũ trụ đến từ đâu?

Các nhà khoa học đã đề xuất những vụ va chạm hai sao neutron có thể đã lấp đầy Hệ Mặt trời của chúng ta bằng vàng, nhưng nghiên cứu mới đã đặt dấu hỏi về quan điểm này.

Đăng ngày: 05/10/2020
Phương pháp đo tổng khối lượng vật chất trong vũ trụ chính xác nhất

Phương pháp đo tổng khối lượng vật chất trong vũ trụ chính xác nhất

Phương pháp đo mới nhất cho kết quả khá khớp với những giá trị từng được các nhóm nghiên cứu khác phát hiện trước đó sử dụng các kỹ thuật vũ trụ học khác.

Đăng ngày: 05/10/2020
Phát hiện hành tinh lang thang khối lượng bằng Trái đất

Phát hiện hành tinh lang thang khối lượng bằng Trái đất

Kính viễn vọng không gian Roman giúp các nhà khoa học tìm ra một hành tinh lang thang mới, loại thiên thể rất khó phát hiện vì tối và lạnh.

Đăng ngày: 05/10/2020
Phát hiện ngoại hành tinh mới

Phát hiện ngoại hành tinh mới "bị thổi phồng"

Các nhà thiên văn học tìm thấy một hành tinh khí khổng lồ quay quanh ngôi sao NGTS-12 cách Trái Đất khoảng 1.473 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 04/10/2020
NASA treo thưởng 5 triệu USD cho ai

NASA treo thưởng 5 triệu USD cho ai "hiến kế" quản lý hiệu quả nguồn điện năng trên Mặt trăng

NASA đã quyết định tổ chức một chương trình thử thách có tên “Watts on the Moon” nhằm tìm kiếm ý tưởng tối ưu nhất về việc phân phối, lưu trữ và quản lý năng lượng trên Mặt trăng.

Đăng ngày: 04/10/2020
Tàu thăm dò Thiên Vấn 1 của Trung Quốc lần đầu

Tàu thăm dò Thiên Vấn 1 của Trung Quốc lần đầu "selfie" trong vũ trụ

Tàu thăm dò Thiên Vấn 1 trong nhiệm vụ sao Hỏa đầu tiên gửi về bức ảnh tự sướng đầu tiên từ không gian sâu với quốc kỳ để kỷ niệm Quốc khánh.

Đăng ngày: 03/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News