Thiệp giáng sinh bị chuyên gia thiên văn bắt lỗi

Một nhà thiên văn học Hà Lan khẳng định, khung cảnh lễ Giáng sinh kinh điển được in phổ biến trên nhiều sách báo, ấn phẩm và thiệp mừng đã mắc một lỗi rất cơ bản.

Theo hãng thông tấn CBC (Canada), chuyên gia Peter Barthel thuộc Viện Thiên văn học Kapeteyn, Hà Lan đang nỗ lực tìm kiếm và sửa chữa những lỗi khoa học trên các tấm thiệp mừng, sách báo và cả giấy gói quà có in hình ảnh lễ Giáng sinh.

Thiệp giáng sinh bị chuyên gia thiên văn bắt lỗi
Nhà thiên văn học Hà Lan khẳng định, thiệp in hình Giáng
sinh khắc họa Mặt trăng lưỡi liềm vào ban đêm là sai thực tế.

Trong bài viết: “Ông già Noel và Mặt trăng” của mình trên tạp chí Communicating Astronomy with the Public, ông Barthel đã nghiên cứu các hình minh họa đăng tải trong nhiều cuốn sách truyện dành cho trẻ em, giấy gói quà và thiệp Giáng sinh thu thập được ở cả Mỹ và Hà Lan.

Nhà thiên văn học này phát hiện, các họa sĩ vẽ minh họa và chuyên viên thiết kế đã và đang vẽ mặt trăng mà không quan tâm tới chu kỳ của mặt trăng thực tế ra sao. Theo ông, lỗi phổ biến nhất là họ đã khắc họa một vầng trăng khuyết, hình lưỡi liềm (tương ứng với quý 3 hoặc quý cuối cùng của chu kỳ trăng) trong những khung cảnh Giáng sinh diễn ra vào ban đêm trong khi hình ảnh này thực tế chỉ có thể nhìn thấy được vào sáng sớm.

“Trong các hình minh họa, bạn nhìn thấy bọn trẻ tụ tập quanh cây thông Noel hoặc tham gia trang trí nhà cửa mừng Giáng sinh cùng bố mẹ, người thân hay Thánh Nicholas (ông già Noel) phân phát quà vào buổi tối. Các khung cảnh Giáng sinh vào buổi tối rõ ràng nên khắc họa mặt trăng ở quý đầu tiên của chu kỳ hay trăng tròn mới chuẩn xác về mặt khoa học”, ông Barthel nhấn mạnh.

Thiệp giáng sinh bị chuyên gia thiên văn bắt lỗi
Ông Barthel khẳng định, hình minh họa trăng tròn
đêm Giáng sinh mới chuẩn xác về mặt thiên văn.

Ông Barthel cũng phát hiện một số lỗi thiên văn tương đối phổ biến trong những khoảng thời gian khác trong năm, chẳng hạn quanh dịp Halloween.

“Trong một số bộ phim kinh dị, bạn nghe thấy tiếng chuông đồng hồ điểm 12 giờ đêm và sau đó nhìn thấy phía sau đường chân trời, mặt trăng tròn đang lên. Tuy nhiên, điều này trong thực tế không thể xảy ra vì mặt trăng tròn lên đúng vào lúc mặt trời lặn”, nhà thiên văn học Hà Lan nói thêm.

Ông Barthel tiết lộ, sau khi công bố nghiên cứu, đã có không ít người chế nhạo công trình của ông là trò lố bịch và lãng phí thời gian, tiền của. Tuy nhiên, đối với Barthel mục đích của ông là sử dụng các dịp lễ tết như cơ hội để truyền dạy cho công chúng những kiến thức cơ bản về thiên văn và cách thức hoạt động của một chu kỳ mặt trăng.

Ông Barthel tuyên bố, công việc của ông, với tư cách một nhà khoa học, là hướng sự chú ý của công chúng tới những lầm tưởng phổ biến, rồi sử dụng chúng như ví dụ để lý giải và giáo dục.

Nỗ lực của ông Barthel dường như bắt đầu có hiệu quả. Nhà khoa học này đã nhận được thư của nhiều chuyên gia minh họa thiệp Giáng sinh, trong đó họ bày tỏ mong muốn hiểu hơn về các lỗi khoa học họ mắc phải và cách sửa chúng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News