Thiết bị cấy ghép giúp giảm đau không cần thuốc
Thiết bị cấy ghép tương thích sinh học và hòa tan trong nước mới có thể thay thế thuốc giảm đau opioid và nhiều nhóm thuốc gây nghiện khác.
Các nhà nghiên cứu ở Đại học Northwestern phát triển thiết bị cấy ghép nhỏ, mềm và linh hoạt, có thể giảm đau theo nhu cầu mà không cần dùng thuốc và chất hòa tan. Theo nhóm nghiên cứu, thiết bị có giá trị cao đối với bệnh nhân trải qua phẫu thuật định kỳ hoặc phải cưa chân tay cần thuốc điều trị sau phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật có thể cấy thiết bị trong quá trình để giảm bớt cơn đau sau ca mổ của bệnh nhân. Nghiên cứu công bố hôm 1/7 trên tạp chí Science mô tả thiết kế của thiết bị và hiệu quả ở mô hình động vật.
Thiết bị cấy ghép dẻo dễ dàng kéo giãn và uốn cong bên trong cơ thể. (Ảnh: Đại học Northwestern)
"Dù nhóm thuốc opioid có hiệu quả cực cao, chúng cũng dễ gây nghiện", trưởng nhóm nghiên cứu John A. Rogers ở Đại học Northwestern, cho biết. "Là kỹ sư, chúng tôi bị thôi thúc bởi ý tưởng điều trị cơn đau mà không cần dùng thuốc theo cách có thể kích hoạt hoặc dừng lại ngay lập tức. Ở mô hình động vật, thiết bị cấy ghép của chúng tôi chứng minh hiệu quả này có thể được lập trình sẵn, nhắm vào dây thần kinh cục bộ thậm chí các dây ở xung quanh mô mềm".
Thiết bị cấy ghép dựa trên một khái niệm đơn giản là sự bay hơi. Nó chứa chất làm mát lỏng bay hơi ở vị trí cụ thể của dây thần kinh cảm giác. Thiết bị hoạt động bằng cách quấn quanh dây thần kinh, cung cấp hiệu quả làm mát chuẩn xác và đúng mục tiêu. Điều này làm tê liệt dây thần kinh và ngăn chặn tín hiệu đau truyền tới não. Một bơm ngoài giúp người sử dụng kích hoạt thiết bị từ xa và điều khiển cường độ của nó. Khi thiết bị không còn cần thiết nữa, nó sẽ được hấp thụ tự nhiên vào cơ thể, loại bỏ nhu cầu giải phẫu để lấy ra. Với độ dày bằng tờ giấy, thiết bị đàn hồi làm mát dây thần kinh rất lý tưởng trong điều trị các dây thần kinh có độ nhạy cao.
Tiến sĩ Matthew MacEwan ở Trường Y Đại học Washington tại St. Louis cho biết khi dây thần kinh trở nên mát hơn, tín hiệu truyền qua chúng trở nên chậm hơn cuối cùng ngừng hoàn toàn. "Chúng tôi nhắm vào dây thần kinh ngoại vi, kết nối bộ não và cột sống với phần còn lại của cơ thể. Đây là những dây thần kinh truyền đạt kích thích cảm giác, bao gồm cơn đau. Bằng cách cung cấp hiệu quả làm mát cho 1 - 2 dây thần kinh, chúng tôi có thể điều chỉnh hiệu quả tín hiệu đau ở một vùng cụ thể trên cơ thể", MacEwan giải thích.
Thiết bị chứa các kênh vi lưu nhỏ xíu đã truyền hiệu ứng làm mát. Trong khi một kênh chứa chất làm mát lỏng perfluoropentane, kênh còn lại chứa nitơ khô. Khi chất lỏng và khí chảy vào phòng chứa chung, một phản ứng xảy ra khiến chất lỏng lập tức bay hơi. Cảm biến tích hợp cực nhỏ sẽ theo dõi nhiệt độ của dây thần kinh để ngăn nhiệt độ quá lạnh có thể gây tổn thương mô.

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết
Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc
Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết
Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền
Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.
