Thiết bị chẩn đoán đột quỵ trong 10 phút

Chiếc mũ bảo hiểm công nghệ cao mới này có thể cứu sống những bệnh nhân đột quỵ nhờ rút ngắn thời gian chẩn đoán chỉ trong 10 phút, do đó điều trị những tổn thương não có thể bắt đầu sớm hơn nhiều.

  • Đột quỵ: Nhận biết và phòng ngừa
  • Thiết bị giúp ngăn chặn đột quỵ
  • Chóng mặt có thể là dấu hiệu đột quỵ

Mũ bảo hiểm phát hiện nguyên nhân đột quỵ trong 10 phút

Theo Daily Mail ngày 18.6, thiết bị này đang được thử nghiệm lâm sàng với hơn 500 bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Sahlgrenska (Thụy Điển), và theo báo cáo của Viện Quốc gia NHS loại thiết bị này có thể sớm được giới thiệu trong năm nay.

Thiết bị chẩn đoán đột quỵ trong 10 phút
Thiết bị chẩn đoán này có thể tìm ra nguyên nhân gây đột quỵ chỉ trong 10 phút - (Ảnh: Shutterstock)

Mũ bảo hiểm sử dụng công nghệ vi sóng, có thể phân biệt giữa hai loại đột quỵ do cục máu đông và do chảy máu.

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu của tình trạng khuyết tật về thần kinh như giảm cung cấp máu và oxy gây tổn thương não không thể khắc phục. Khoảng 85% các ca đột quỵ do cục máu đông gây cản trở lưu lượng máu, được gọi là đột quỵ thiếu máu cục bộ, số còn lại là đột quỵ do xuất huyết - tức chảy máu trong não do động mạch yếu hoặc vỡ tĩnh mạch.

Khoảng 1/4 số người bị đột quỵ chết, và nếu sống sót thường để lại những di chứng lâu dài như nói lắp hoặc mất khả năng nhớ. Trong giai đoạn đầu của cơn đột quỵ, khoảng 2 triệu tế bào não bị chết mỗi phút, do đó nếu cung cấp oxy nhanh hơn thì cơ hội phục hồi não cao hơn.

Đối với đột quỵ thiếu máu cục bộ, điều trị chủ yếu là thuốc tan huyết khối. Nhưng đối với đột quỵ xuất huyết, bệnh nhân cần được cấp cứu tập trung vào kiểm soát máu, vì vậy với loại đột quỵ này cần được xác định nhanh.

Hiện nay, phát hiện đột quỵ xuất huyết phải mất nhiều thời gian qua máy CT hoặc quét MRI trong bệnh viện. Tuy nhiên, với thiết bị mới này do Medfield Diagnostics phát triển dưới sự hỗ trợ của Đại học Chalmers (Thụy Điển) có thể phát ra sóng cực ngắn đi qua các mô não để phát hiện loại đột quỵ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News