Thiết bị mới có thể phát hiện tế bào ung thư mà không cần sinh thiết
Các nhà nghiên cứu ở Australia đã phát triển một thiết bị mới có thể phát hiện các tế bào ung thư từ mẫu máu, giúp bệnh nhân tránh phải phẫu thuật sinh thiết xâm lấn.
Ung thư là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở Australia, với hơn 150.000 ca trên khắp đất nước mỗi năm. Những người bị nghi ngờ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là gan, ruột kết hoặc thận, thường phải phẫu thuật trước khi đưa ra chẩn đoán xác định.
Công nghệ phát hiện mới có khả năng cô lập và phân loại số lượng tế bào khối u hoạt động trao đổi chất.
Giáo sư Majid Warkiani tại trường Kỹ thuật Y sinh thuộc ĐH Kỹ thuật Sydney (UTS) cho biết việc xác định bệnh nhân mắc ung thư thông thường bao gồm sinh thiết (thủ thuật lấy một mẫu mô nhỏ từ một phần của cơ thể), có thể gây khó chịu cho bệnh nhân và để lại biến chứng do phẫu thuật.
Ngoài ra, vị này cho biết việc chăm sóc và điều trị ung thư thông qua đánh giá các tế bào khối u trong các mẫu máu tốt hơn nhiều so với lấy sinh thiết mô.
"Nó cho phép các bác sĩ thực hiện các xét nghiệm lặp lại và theo dõi phản ứng của bệnh nhân đối với việc điều trị", ông Majid Warkiani nói.
Vì thế, UTS phát triển thiết bị có tên là "Static Droplet Microfluidic". Thiết bị này có thể phát hiện nhanh chóng các tế bào khối u lưu hành đã tách khỏi khối u nguyên phát và xâm nhập vào máu. Ngoài ra, nó sử dụng dấu hiệu trao đổi chất duy nhất của bệnh ung thư để phân biệt các tế bào khối u với các tế bào máu bình thường.
“Công nghệ phát hiện mới có khả năng cô lập và phân loại số lượng tế bào khối u hoạt động trao đổi chất", giáo sư Warkiani nói.
Sau khi thiết bị xác định các tế bào khối u, chúng có thể được phân tích di truyền và phân tử, giúp chẩn đoán, phân loại ung thư cũng như hỗ trợ trong việc thiết lập phác đồ điều trị.
Các tế bào khối u lưu hành cũng là tiền thân của sự di căn, nơi ung thư lan sang các cơ quan khác. Đây là nguyên nhân của 90% ca tử vong do ung thư.
Giáo sư Warkiani cho biết nghiên cứu những tế bào này có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc về sinh học của sự di căn ung thư và có các phương pháp điều trị mới.
Kỹ thuật Microfluidic không phụ thuộc vào thiết bị hiện đại và người vận hành, nó cho phép các bác sĩ chẩn đoán, theo dõi bệnh nhân ung thư một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí.

Ngày 5/7: Cừu Dolly, con thú được nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới ra đời
Hôm nay 5/7 là kỉ niệm 20 năm ngày sinh của cừu Dolly, động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới (5/7/1996 - 5/7/2016). Dolly được tạo ra bởi Ian Wilmut và các cộng sự tại viện Roslin (Edinburgh, Scotland), lấy giống từ cừu Dorset của Phần Lan.

Những sự thật vẫn bị hiểu lầm về nguyên nhân gây ung thư
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, khiến hơn 10 triệu người qua đời vào năm 2022. Tuy nhiên, không ít người vẫn có những suy nghĩ chưa chính xác về bệnh này.

Liệu trên đời có căn bệnh nào mang tên "Ung thư tim"?
Có ung thư phổi, ung thư gan... mà sao chưa bao giờ nghe thấy ung thư tim? Phải chăng tim là cơ quan "bất khả khiến bại"?

Tế bào ung thư này đã được nuôi dưỡng suốt 70 năm, riêng khối lượng thu về đã hơn 50 triệu tấn
Nhiều tế bào ung thư hoạt động rất mạnh trong vật chủ và có thể tiếp tục phân chia và nhân lên để gây ra các thiệt hại khôn lường.

Dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư dạ dày
Nôn hoặc tiểu ra máu, đầy bụng sau khi ăn, khó nuốt... có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày, theo Learnaboutcancer.

Thử nghiệm thuốc chữa ung thư trên 18 người, 100% khỏi bệnh
Theo hãng tin RT, các bệnh nhân ung thư trực tràng tham gia một cuộc thử nghiệm thuốc nhỏ ở New York (Mỹ) đã nhận về kết quả ngoài mong đợi sau khi được thử điều trị bằng liệu pháp miễn dịch.
