Thiết bị phong năng kỳ lạ

Năng lượng gió đang cùng các nguồn năng lượng tái sinh khác dần thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch, và trên thế giới đang có xu hướng chế tạo những thiết bị khai thác phong năng lạ thường.

Cánh quạt khổng lồ

Thiết bị này do hãng Siemens thiết kế. Mỗi cánh quạt dài 75m, chỉ ngắn hơn một chút so với sải cánh của máy bay dân dụng lớn nhất thế giới Airbus A380 (79,8m).

Thiết bị phong năng kỳ lạ

Các cánh quạt gió làm bằng sợi carbon và các turbin gió khổng lồ này sẽ được lắp đặt ngoài khơi nước Anh vào năm 2014.

Siemens đang hợp tác với hãng DONG Energy để cùng tạo ra các sản phẩm khổng lồ này. Từ tháng 7/2012, hai công ty đã ký thỏa thuận sẽ hợp tác để lắp đặt 300 turbin gió với tổng công suất 1.800MW trong 3 năm.

Thiết bị phong năng kỳ lạ

DONG Energy cũng công bố việc thử nghiệm cài đặt 2 turbin gió cỡ lớn có công suất 6 MW vào cuối năm nay tại khu vực Gunfleet Sands, 5 dặm ngoài khơi bờ biển Essex, gần cửa sông Thames. Đây là thử nghiệm bước đầu cho dự án quy mô lớn để đến năm 2020 sẽ có những trang trại gió ngoài khơi, thu được ít nhất 18 gigawatte tương đương 18% nhu cầu năng lượng của Vương quốc Anh. Đường kính của hai cánh quạt là 154m, diện tích quét hơn 18.600m2 và 6MW thu được dư sức cung cấp cho 6.000 hộ gia đình theo tiêu chuẩn châu Âu.

Turbin gió theo trục dọc

Hãng Sandia đang nghiên cứu tính khả thi để thu năng lượng gió ngoài khơi với những chiếc turbin gió quay theo trục dọc (VAWTs). Cơ quan năng lượng Mỹ tài trợ 4,1 triệu USD cho dự án này để tiến hành nghiên cứu từ đầu năm nay và sẽ kéo dài trong 5 năm. 2 năm đầu là thiết kế mô hình máy tính để chọn phương án tối ưu, 3 năm kế tiếp sẽ lắp đặt thiết bị ngoài khơi để xem xét hiệu quả thu phong năng.

Theo dự tính thì chi phí lắp đặt và bảo trì VAWTs sẽ thấp hơn turbin 3 cánh quay theo trục ngang truyền thống. Tuy nhiên, có những thách thức quan trọng cần được khắc phục để sản xuất VAWTs quy mô lớn, đó là 2 lưỡi cong theo dạng hình học phức tạp. Vấn đề này đang được nghiên cứu tại Đại học bang Iowa và Hãng IPI Composites. Vấn đề thứ hai là giải pháp kỹ thuật để tải tuần hoàn trên hệ thống truyền lực hiệu quả theo định vị hướng gió.

Tham khảo: Daily Mail

Loading...
TIN CŨ HƠN
Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Đăng ngày: 01/12/2016
Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Đăng ngày: 28/11/2016
Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Washington đang đầu tư mạnh cho các phương tiện chiến đấu không người lái dưới nước nhằm thống trị đáy đại dương qua đó nắm lợi thế trước đối phương.

Đăng ngày: 28/11/2016
Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Đăng ngày: 28/11/2016
Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.

Đăng ngày: 27/11/2016
Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Những giây phút làm thủ tục tại sân bay sẽ dễ chịu hơn nếu bạn được trò chuyện với một chú robot thông minh có hình dạng đáng yêu.

Đăng ngày: 26/11/2016
Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Từng phải đối mặt với vấn nạn tương tự khoảng 5 thập kỷ trước, quốc gia láng giềng Singapore đã có những phương pháp rất khôn ngoan để giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm.

Đăng ngày: 25/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News