Thiết kết turbine gió bay tự động giống cánh diều

Thiết kế turbine gió dạng cánh diều của Kitekraft giúp giảm giá thành xây dựng, dễ ứng dụng ở những nơi khó vận chuyển cánh quạt cỡ lớn.

Thiết kết turbine gió bay tự động giống cánh diều
Kitekraft thử nghiệm turbine gió bay lơ lửng.

Công ty khởi nghiệp Kitekraft đang phát triển turbine gió bay giúp tiết kiệm vật liệu sản xuất gấp 10 lần so với turbine gió thông thường. Công ty thông báo thử nghiệm bay thành công gần đây, đánh dấu cột mốc quan trọng hướng tới sản xuất 100 kW điện đầu tiên.

Kitekraft giải thích việc giảm nhu cầu về vật liệu đối với turbine bay, sử dụng dây nối thay vì cột lớn, có thể khiến chi phí năng lượng giảm gần một nửa so với những trang trại điện gió truyền thống ở cùng quy mô. Lượng khí thải carbon của thiết kế cũng thấp hơn nhiều turbine gió tiêu chuẩn, một phần do trụ turbine gió lớn thường được vận chuyển bằng đường bộ.

Để đạt mục tiêu, Kitekraft phát triển cánh diều tự động sản xuất năng lượng qua 8 rotor nhỏ. Năng lượng sản sinh bởi chiếc diều truyền qua dây dẫn tới trạm mặt đất kết nối với mạng lưới điện. Các kỹ sư của Kitekraft cho biết nguyên mẫu của họ sản xuất cùng mức năng lượng như phần chóp của cánh quạt turbine gió lớn, bộ phận chuyển động nhanh nhất của cánh quạt.

Theo Florian Bauer, đồng giám đốc điều hành Kitekraft, giải thích công nghệ này có thể điều chỉnh để sử dụng ngoài khơi do không cần nền móng như trụ turbine gió thông thường lắp dưới đáy biển. Nếu gió quá mạnh, cánh diều có thể bay thấp hơn để tránh hư hỏng máy móc.

Sau thử nghiệm bay tự động tháng trước, Max Isensee, nhà đồng sáng lập Kitekfraft, cho biết họ đang tiếp tục làm việc để đưa ra thiết kế cuối cùng. Các kỹ sư đã kiểm tra hoạt động một số hệ thống mới bao gồm bộ cánh, mũi tên chỉ hướng gió, máy tính điều khiển bay qua những lần thử nghiệm. Kitefraft dự định triển khai cỗ máy ở mạng lưới điện nhỏ cỡ 20 - 10 kW trên những hòn đảo xa xôi, nơi vận chuyển cơ sở hạ tầng của trang trại điện gió lớn kém khả thi.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lò phản ứng di động có thể cấp điện cho 1.000 hộ gia đình

Lò phản ứng di động có thể cấp điện cho 1.000 hộ gia đình

Công ty Radiant ở California company Radiant đang kêu gọi vốn đầu tư để phát triển mẫu lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ di động chi phí thấp với công suất một megawatt.

Đăng ngày: 20/10/2021
Hà Lan phát triển thiết bị laser tiêm không đau

Hà Lan phát triển thiết bị laser tiêm không đau

Các nhà nghiên cứu ở Hà Lan đang phát triển công nghệ laser để đưa vaccine qua da mà không cần dùng kim tiêm, giúp giảm nỗi sợ tiêm ở một số người.

Đăng ngày: 18/10/2021
Máy bay phản lực hạng nhẹ có thể bay xuyên lục địa

Máy bay phản lực hạng nhẹ có thể bay xuyên lục địa

Công ty Máy bay Honda, ra mắt thiết kế mới mang tên HondaJet 2600 tại triển lãm BACE của Hiệp hội Hàng không Thương mại Quốc gia ở Las Vegas đầu tháng 10.

Đăng ngày: 16/10/2021
Công nghệ nhìn xuyên thân máy bay của NASA

Công nghệ nhìn xuyên thân máy bay của NASA

Không chỉ lướt cực êm, máy bay siêu thanh X-59 còn trang bị hệ thống tầm nhìn nhân tạo giúp loại bỏ vòm kính ở buồng lái.

Đăng ngày: 14/10/2021
Xe đua bay có thể tăng tốc lên 100km/h trong 2,8 giây

Xe đua bay có thể tăng tốc lên 100km/h trong 2,8 giây

Hai chiếc xe đua bay Airspeeder Mk3 không người lái lần đầu tiên thử nghiệm cùng bay lượn trên bầu trời.

Đăng ngày: 13/10/2021
Đức ra mắt tàu tự lái đầu tiên chạy trên đường ray truyền thống

Đức ra mắt tàu tự lái đầu tiên chạy trên đường ray truyền thống

Đức hôm 11/10 trình làng đoàn tàu tự lái đầu tiên hoạt động trên mạng lưới đường sắt sẵn có ở thành phố Hamburg.

Đăng ngày: 12/10/2021
Quân đội Mỹ muốn tích hợp ''cơ bắp sinh học'' cho robot

Quân đội Mỹ muốn tích hợp ''cơ bắp sinh học'' cho robot

Robot là để phục vụ sinh vật sống, nhưng giờ một phần của sinh vật sống đã được đưa vào robot.

Đăng ngày: 07/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News