Thợ dò kim loại phát hiện kho báu vàng 1.500 năm
Kho báu gồm nhiều vật trang trí bằng vàng nặng ở Jutland là một trong những kho báu vàng lớn nhất từng được phát hiện ở Đan Mạch.
Các nhà nghiên cứu khai quật gần một kilogram cổ vật bằng vàng vô giá ở Jutland, bán đảo lớn nhô ra từ đất liền chia tách biển Bắc và biển Baltic, tiếp giáp Đức ở phía nam. Có niên đại 1.500 năm, bộ sưu tập này là "phát hiện khảo cổ đa dạng nhất trong lịch sử Đan Mạch".
Một số đồ vật bằng vàng trong kho báu Vindelev. (Ảnh: Bảo tàng Vejle).
Theo bảo tàng Vejle, tháng 12/2020, một thợ dò kim loại tên Ole Ginnerup Schytzusing phát hiện kho báu tại khu vực Vindelev, cách gò đất Jelling ở trung tâm Jutland khoảng 8 km. Sau khi người này báo tin, các nhà khảo cổ hoàn thành khai quật ở Vindelev và tìm ra một trong những kho báu vàng lớn nhất tại Đan Mạch. Theo Mads Ravn, giám đốc bảo tàng, kho báu này xếp thứ 5 trong lịch sử về quy mô.
Tổng trọng lượng của kho báu là 945 g. Phát hiện còn rất đặc biệt bởi có những chữ rune và motif chưa từng thấy trước đây. Kho báu Vindelev bao gồm nhiều mề đay hình đĩa trang trí đẹp mắt cùng với đồng xu La Mã được sửa lại thành đồ trang sức, Ravn cho biết. Đặc biệt, một đồng xu bằng vàng khá nặng có niên đại từ thời hoàng đế La Mã Constantine Đại đế vào năm 285 - 337 là minh chứng về lý do các chuyên gia đánh giá kho báu này là "hết sức độc đáo về mặt chất lượng".
Một số đồ vật bằng vàng khắc chữ rune và motif cổ đại. Những biểu tượng này có thể tượng trưng cho người trị vì vùng đất thời đó. Một mề đay mỏng có hình đầu người đàn ông với một con ngựa và một con chim ở bên dưới. Chữ rune khắc giữa mõm và chân trước của con ngựa có nghĩa là "tối cao". Tuy nhiên, đây cũng có thể là chữ ám chỉ vị thần đứng đầu trong thần thoại Bắc Âu, thần Odin.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
