Thợ lặn lập kỷ lục bắt 24.699 con cá sư tử xâm hại
Các thợ lặn bắt được số lượng cá sư tử khổng lồ trong cuộc thi tiêu diệt loài cá xâm hại do bang Florida tổ chức hàng năm.
Thợ lặn chụp ảnh kỷ niệm bên số cá sư tử bắt được. (Ảnh: Yahoo).
Trăn Miến Điện và cá sư tử là hai loài xâm hại khó xử lý ở Florida. Nhưng dựa trên số lượng khổng lồ, cá sư tử có độc dường như trở thành mục tiêu hàng đầu trong các nỗ lực loại bỏ. Cuộc thi bắt cá sư tử lớn nhất thế giới diễn ra hàng năm Emerald Coast Open Lionfish Tournament hôm 23/5 thông báo thợ lặn bắt kỷ lục 24.699 con cá sư tử ở vùng duyên hải vịnh Mexico tại Forida, nhiều hơn gần 11.000 con so với năm 2022.
Kích thước của loài cá ăn thịt này dường như cũng lớn hơn. Trung bình cá sư tử dài 30-38 cm ở ngoài khơi Florida, nhưng một thợ lặn đến từ đội Dibs on Bottom bắt được con cá sư tử dài gần 46 cm. Đây là cá thể lớn nhất trong lịch sử 5 năm tổ chức cuộc thi. Tổng cộng 144 thợ lặn trên khắp cả nước bắt 24.699 con cá sư tử nhằm đoạt khoản tiền thưởng 100.000 USD. Cuộc thi diễn ra trong hai ngày 19 - 20/5. Đội lặn Deep Water Mafia đứng đầu cuộc thi với 2.898 con cá sư tử.
Cá sư tử là động vật bản xứ ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương và Biển Đỏ, nhưng loài vật này bắt đầu xuất hiện ở ven biển Đại Tây Dương của Florida vào năm 1985. Chúng nhanh chóng lan rộng, có mặt ở phía bắc vịnh Mexico vào năm 2010, theo Ủy ban Bảo tồn Cá và Động vật hoang dã Florida (FWC). Cá sư tử có 18 chiếc gai độc và vết chích đau đớn, có thể dẫn tới thay đổi nhịp tim, đau bụng, đổ mồ hôi và ngất xỉu. Số ca tử vong rất hiếm gặp nhưng triệu chứng có thể kéo dài tới 30 ngày.
Cá sư tử cũng nổi tiếng do là loài duy nhất có thể thổi nước để đẩy con mồi về phía chúng và nuốt chửng. Chúng là động vật ăn thịt phục kích, thường dồn con mồi vào góc. Chúng có thể ăn con mồi lớn hơn gấp đôi chiều dài cơ thể và săn 70 loài cá cùng động vật không xương sống. Cá sư tử cạnh tranh thức ăn với loài bản xứ như cá mú và cá hồng, có thể ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường sống ở rạn đá thông qua tiêu diệt sinh vật đóng vai trò sinh thái quan trọng như cá ăn tảo.

Đại dương sâu đến mức nào?
Độ sâu trung bình của đại dương là khoảng 3.700m. Điểm sâu nhất của đại dương được biết đến hiện nay là Challenger Deep thuộc rãnh Mariana với độ sâu khoảng 10.935m (gần 11km).

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông
Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.

Một loài khác đang phát triển bộ não giống con người
Dù bị chia cắt bởi 500 triệu năm tiến hóa, bản kế hoạch chi tiết về một bộ não thông minh, phức tạp vẫn được bảo tồn trong cơ thể hai loài, một trong hai là con người.
