Thợ săn tay không bắt trăn Miến Điện dài gần 5m
Con trăn Miến Điện dài 4,8m ở trong khu bảo tồn tự nhiên tại bang Florida bị chuyên gia bắt rắn Josh Turner tóm gọn.
Video: Newsweek
Vào đêm ngày 19/1, Turner và vợ tìm thấy con trăn khổng lồ trườn quanh những bụi rậm ở khu bảo tồn quốc gia Big Cypress ở Nam Florida. Chuyên gia bắt rắn đến từ tổ chức Everglades Python Snatchers chỉ dùng tay không để bắt con trăn nặng 40kg trong khi vợ anh quay lại toàn bộ quá trình.
"Cảm giác cực kỳ phấn khích khi bạn bắt gặp trăn, đặc biệt là con trăn lớn như thế này. Chúng rất khỏe và tất cả đều có tính cách riêng. Con trăn này là một chiến binh", Turner chia sẻ.
Turner dùng tay để bắt con trăn đồ sộ.
Trăn Miến Điện là một trong những loài trăn lớn nhất thế giới. Chúng là động vật bản xứ ở Đông Nam Á. Dù nằm trong danh mục dễ tổn thương trong môi trường sống tự bản xứ theo phân loại của Liên minh bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), chúng là loài xâm hại ở Florida và là mối đe dọa đối với động vật hoang dã địa phương.
Quần thể trăn Miến Điện được ghi nhận lần đầu tiên ở Florida vào năm 2000. Các chuyên gia cho rằng chúng là vật nuôi trốn thoát hoặc được người nuôi cố ý thả ra. Số lần trăn Miến Điện xuất hiện ngày càng phổ biến hơn. Thậm chí tuần trước, một con trăn cái cực lớn bò qua đường nhựa ở vườn quốc gia Everglades giữa ban ngày.
Turner là thợ săn trăn cho Cơ quan quản lý nước Nam Florida. Anh đã săn loài bò sát xâm hại này suốt 4 năm. Con trăn trong video vẫn còn sống và được giao cho nhà chức trách bang để trợ tử, theo Hiệp hội Thú y Mỹ. Quá trình khám nghiệm sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về trăn Miến Điện.

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay
Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Nghịch lý: Động vật càng "to xác" càng ăn ít, vật lý cũng không giải thích nổi?
Việc động vật có kích thước cơ thể càng to lớn càng tiêu thụ ít năng lượng tương đối so với động vật nhỏ là một câu hỏi hóc búa với giới sinh học.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

"Ma sông Mekong" bất ngờ xuất hiện ở Campuchia
Các chuyên gia bão tồn tỏ ra ngạc nhiên khi phát hiện một loài cá chép quý hiếm đã bị mất tích hơn 20 năm qua.
