Thông tin mới đáng lo ngại: Bắc Cực tuần này nóng tới 30 độ C
Nơi vốn nổi tiếng với băng lạnh chứng kiến cái nóng kỷ lục.
Khẳng định lại một lần nữa: nhiệt độ tuần này ở khu vực trên Vòng Bắc Cực chạm ngưỡng 26 độ C.
Tại Siberia, nơi vốn nổi tiếng với cái lạnh thấu xương, người dân địa phương chứng kiến nhiệt độ lên tới 30 độ C. Biển băng Bắc Cực trong khu vực biển Kara chứng kiến lượng băng thấp hiếm thấy, đôi chỗ nhiệt độ lên cao khiến người ta quên mất cái lạnh hàng năm mà lo lắng cho khoảng thời gian nóng nực trước mắt.
Các điểm nóng nhiệt độ vùng Tây Siberia.
Mika Rantanen, nhà nghiên cứu tới từ Viện Khí tượng Phần Lan, đánh dấu trên bản đồ những khu vực nóng bất thường miền Tây Siberia. Tuần vừa qua, khu vực này hứng chịu một đợt sóng nhiệt lớn, nhiệt có thể giảm chút ít vào giữa tuần tới nhưng sức nóng vẫn sẽ lan tỏa ra khắp vùng trong tương lai gần.
Trong tin nhắn gửi Gizmodo, anh Rantanen nói lý do chính tạo ra nhiệt là “upper-level ridge”, tạm dịch là “dãy cấp trên”, một hệ thống áp lực lớn có hình omega khiến trời trong xanh và tạo ra hoạt động hút không khí trong khu vực. “Tuy nhiên, tôi nghĩ nên nói thêm về việc nơi đây trải qua một mùa đông ấm kỷ lục. Vậy nên tôi tin việc thiếu tuyết trong khu vực có đóng vai trò trong hiện tượng nóng lên đột ngột”.
Thời tiết này cho thấy cháy rừng tiếp tục lan rộng. Pierre Markuse, một chuyên gia theo dõi dữ liệu vệ tinh, vẫn đang để mắt tới một loạt những vụ cháy rừng kỳ lạ ở khu vực phía trên Vòng Bắc Cực, nơi vốn nổi tiếng với băng tuyết chứ không phải lửa nóng. Đa số những vụ cháy được Markuse ghi lại được đều nằm ở miền Đông Siberia. Nhìn lửa cháy ngay cạnh sông và những tảng băng tuyết chưa ta, ta thấy ngay hình ảnh Trái Đất trong thời kỳ biến đổi khí hậu.
Rồi phải kể tới những tác động của khí hậu lên đại dương. Hơi ấm lan trên mặt nước sát bờ biển, và vùng biển Kara nằm ở phía Bắc nước Nga chứng kiến lượng băng thấp đáng báo động. Trước đây, cái nóng tháng Sáu mới khiến băng tan nhưng rõ ràng mọi chuyện đã khác.
Băng tại nhiều vùng biển bao quanh Bắc Cực cũng thuyên giảm đáng kể. Tuy không đạt mốc kỷ lục như biển Kara, biển Bering và Barents đều có lượng băng thấp hơn cùng kỳ năm ngoái.
Năm nay, băng tại biển Kara tan sớm hơn hẳn những năm trước.
Những con số nhiệt độ cao đáng sợ này lại một lần nữa cho thấy xu hướng nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu. Bắc Cực tăng nhiệt độ nhanh gấp đôi các vùng khác trên Trái Đất, và những sự kiện đang diễn ra những năm gần đây toàn là những thứ ta có thể dự đoán được ít nhiều, nhưng lại chẳng làm được mấy việc để ngăn chúng diễn ra. Cứ mỗi năm trôi qua, lại một kỷ lục đáng buồn nữa xuất hiện, lại tiếp tục là những lời cảnh báo lần nào cũng nói.
Nhưng không nói không được, vì nếu không cắt giảm lượng khí thải, thì tương lai con người sẽ sớm tan biến trong cái nóng kinh người.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?
Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.
