Hàng triệu con ve sầu sắp trỗi dậy sau 17 năm dưới lòng đất

Một trong những loài côn trùng có vòng đời dài nhất trong tự nhiên sẽ đồng loạt ngoi lên mặt đất để lột xác vào mùa hè năm nay.

Một loạt các loài động vật đang xâm lấn nước Mỹ trong thời gian qua như ong bắp cày, thằn lằn khổng lồ và bướm đêm. Chưa dừng lại ở đó, các chuyên gia cảnh báo nhiều khu vực sẽ tiếp tục phải đối mặt với sự "trỗi dậy" của một loài côn trùng gây hại khác là ve sầu định kỳ Brood IX trong mùa hè năm nay.

Hàng triệu con ve sầu sắp trỗi dậy sau 17 năm dưới lòng đất
Ve sầu định kỳ có vòng đời 17 năm ở Mỹ. (Ảnh: AFP).

Ve sầu định kỳ (Magicicada) là một trong những loài côn trùng có vòng đời dài nhất trong tự nhiên, được phân loại thành hai nhóm chính là ve sầu định kỳ 13 năm và 17 năm. Brood IX là một giống có vòng đời 17 năm, có nghĩa lần cuối cùng những con trưởng thành bay lượn trên bầu trời đã là vào năm 2003 - 2004.

Giai đoạn ấu trùng chiếm gần như toàn bộ vòng đời của Magicicada. Trong suốt 17 năm sống dưới lòng đất, chúng không hề ngủ đông mà trải qua nhiều giai đoạn tăng trưởng. Chúng lột xác tổng cộng 4 lần và sau mỗi lần, ấu trùng phát triển lớn hơn 0,5 inch (1,27 cm).

Các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải tại sao loài ve sầu này lại dành nhiều thời gian sống dưới lòng đất như vậy. Một giả thuyết cho rằng đó là một chiến thuật để tránh những kẻ săn mồi.

Hàng triệu con ve sầu sắp trỗi dậy sau 17 năm dưới lòng đất
Ấu trùng Magicicada bò lên cây lột xác thành ve sầu trưởng thành. (Ảnh: Cicada Mania).

Thời điểm ấu trùng Magicicada bò lên mặt đất để lột xác lần cuối thành ve sầu trưởng thành phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ bề mặt. Khoảng đầu tháng 5 ở khu vực phía nam nước Mỹ, và cuối tháng 5 đến tháng 6 ở khu vực phía bắc là thời điểm lý tưởng. Mặt đất khi đó có nhiệt độ khoảng 18°C.

Các chuyên gia dự đoán sẽ có tới 1,5 triệu ấu trùng ve sầu sẽ xuất hiện ở các bang Virginia, Tây Virginia và Bắc Carolina trong mùa hè năm nay, tính trên mỗi mẫu Anh (≈ 0,4 ha). Magicicada không đe dọa con người nhưng gây thiệt hại đáng kể cho thực vật, đặc biệt là cây thân gỗ.

Trái ngược với giai đoạn ấu trùng rất dài, ve sầu định kỳ trưởng thành chỉ sống được trong khoảng 4 - 6 tuần. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ sinh sản, chúng nhanh chóng biến mất và chỉ xuất hiện trở lại sau 17 năm nữa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao muỗi vằn ngày càng thích hút máu người?

Tại sao muỗi vằn ngày càng thích hút máu người?

Một nghiên cứu mới cho thấy khẩu vị của chúng đã có sự thay đổi, chúng ngày càng thích hút máu người và việc này đồng nghĩa với tăng khả năng truyền bệnh.

Đăng ngày: 21/05/2020
Phát hiện 7 chủng virus corona mới ở dơi châu Phi

Phát hiện 7 chủng virus corona mới ở dơi châu Phi

Các nhà khoa học biết rõ liệu những chủng virus corona mới tìm thấy ở dơi ăn côn trùng có khả năng lây sang người và tạo ra dịch bệnh mới hay không.

Đăng ngày: 21/05/2020
Virus lạ tấn công thỏ hệt như Covid-19 ở người

Virus lạ tấn công thỏ hệt như Covid-19 ở người

Loại virus nguy hiểm hiện đang lan rộng, cướp đi sinh mạng của hàng ngàn con thỏ ở Mỹ. Virus nhanh chóng lan ra nhiều tiểu bang, sang Mexico và một số nước Trung Mỹ.

Đăng ngày: 20/05/2020
Loài ong xanh tưởng đã tuyệt chủng tái xuất sau 4 năm

Loài ong xanh tưởng đã tuyệt chủng tái xuất sau 4 năm

Các nhà sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida phát hiện loài ong xanh quý hiếm tại Mỹ lần đầu tiên sau 4 năm.

Đăng ngày: 20/05/2020
Rùng mình cảnh nhện sói mẹ cõng đàn con nhung nhúc trên lưng

Rùng mình cảnh nhện sói mẹ cõng đàn con nhung nhúc trên lưng

Con nhện sói mẹ mang trên lưng hàng chục con non mới nở bước đi lầm lũi trên mặt đất tạo ra một khung cảnh rùng rợn.

Đăng ngày: 20/05/2020
Phát hiện loài côn trùng giúp con người gom rác nhựa

Phát hiện loài côn trùng giúp con người gom rác nhựa

Một loại ấu trùng thuộc Bộ Cánh lông đã thích nghi với sự ô nhiễm môi trường, tuy nhiên điều này có thể đánh đổi bằng mạng sống của chúng.

Đăng ngày: 19/05/2020
Tìm thấy loài ký sinh mới trong khi lướt Twitter

Tìm thấy loài ký sinh mới trong khi lướt Twitter

Đây là lần đầu tiên một loài sinh vật được phát hiện nhờ ảnh chụp trên mạng xã hội Twitter.

Đăng ngày: 18/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News