Thót tim sự cố lệch vị trí Trạm Vũ trụ Quốc tế do module 23 tấn của Nga

Các quan chức NASA cho biết, Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đã bị mất kiểm soát trong một thời gian ngắn, khi động cơ đẩy phản lực thuộc một module trạm vũ trụ của Nga bất ngờ khai hỏa, vài giờ sau khi tiến vào quỹ đạo.

Cụ thể, khoảng 3 giờ sau khi cập bến trạm vũ trụ, lúc 12 giờ 34, giờ ET (23 giờ 34 cùng ngày, giờ Việt Nam) module Nauka nặng 23 tấn của Nga đột nhiên khai hỏa các động cơ đẩy, khiến ISS lệch khỏi vị trí.

Thót tim sự cố lệch vị trí Trạm Vũ trụ Quốc tế do module 23 tấn của NgaModule nghiên cứu Nauka của Nga. (Ảnh: Reuters).

Các phi hành gia trên ISS thông tin với đội ngũ kiểm soát bay rằng họ nhìn thấy thứ gì đó kỳ lạ ngoài cửa sổ.

Sự cố kéo dài 1 giờ do Nauka kích hoạt khiến trạm ISS xoay 45 độ. Theo New York Times, việc ISS lệch khỏi vị trí gây sức ép cho một số cấu trúc và đổi hướng cũng có nghĩa là các tấm pin mặt trời và ăng-ten không hướng đúng hướng. Để đối phó với sự cố, bộ phận điều khiển bay đã khai hỏa các thiết bị đẩy ở hai phần khác của trạm ISS ở phía Nga, trong đó có cả module dịch vụ. Đơn vị kiểm soát bay gọi đây là "trò chơi kéo co" nhằm đưa trạm vũ trụ trở lại vị trí bình thường.

Đến 13 giờ 30 cùng ngày, bộ phận điều khiển bay của ISS thông báo các động cơ đẩy của module Nauka đã ngừng hoạt động, và lực lượng điều khiển bay đã giành lại quyền kiểm soát vị trí của trạm vũ trụ. “Tất cả hệ thống khác của trạm đang hoạt động hoàn hảo. Không có phần phụ nào khác bị hư hỏng theo bất kỳ cách nào", NASA thông báo.

Reuters dẫn thông báo từ NASA và hãng thông tấn nhà nước Nga RIA cho biết, 7 thành viên phi hành đoàn trên tàu - 2 phi hành gia Nga, 3 phi hành gia NASA, 1 phi hành gia Nhật Bản và 1 phi hành gia thuộc Cơ quan vũ trụ châu Âu đến từ Pháp - không gặp nguy hiểm tức thời.

NASA cho biết, việc mất kiểm soát đột ngột về hướng của trạm vũ trụ "không phải là chuyện thường xảy ra". Cơ quan vũ trụ Mỹ cho biết, có những quy trình được áp dụng để xử lý khi những sự cố dạng này xảy ra. Đôi khi, người điều khiển bay của ISS cũng cố tình thay đổi hướng của trạm vũ trụ để tránh các mảnh rác vũ trụ đang bay tới hoặc giúp tàu vũ trụ cập bến ISS dễ dàng hơn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đêm nay, nhiều quốc gia đón

Đêm nay, nhiều quốc gia đón "đỉnh" mưa sao băng "ảo ảnh"

Trận mưa sao băng huyền ảo từ chòm sao Bảo Bình, thuộc loại khó quan sát và mờ nhạt nhất thế giới sẽ đạt đỉnh vào đêm 28 hoặc 29-7, tùy theo múi giờ.

Đăng ngày: 29/07/2021
Kỳ lạ người đàn ông siêu giàu muốn đặt mua riêng một hành tinh ngoài vũ trụ

Kỳ lạ người đàn ông siêu giàu muốn đặt mua riêng một hành tinh ngoài vũ trụ

Cấy kim cương lên trán, mua một hành tinh, đây là cách người đàn ông giàu có Lil Uzi Vert cho thấy lượng tiền khổng lồ mình đang sở hữu.

Đăng ngày: 29/07/2021
Ngôi sao chết phóng bức xạ mạnh kỷ lục vào Trái đất

Ngôi sao chết phóng bức xạ mạnh kỷ lục vào Trái đất

Chớp tia gamma mạnh gấp 14 triệu lần tổng năng lượng của dải Ngân Hà chiếu thẳng tới Trái Đất từ ngôi sao chết cách 6,6 tỷ năm ánh sáng.

Đăng ngày: 28/07/2021
Dấu hiệu lạ ở

Dấu hiệu lạ ở "siêu mặt trăng": Hy vọng mới về sự sống ngoài hành tinh?

Kính viễn vọng không gian Hubble đã phát hiện ra hơi nước trong bầu khí quyển của một mặt trăng của sao Mộc, nơi NASA từng nghi ngờ về khả năng tồn tại của biển ngầm và sự sống.

Đăng ngày: 28/07/2021
Module Nga cháy rụi trong khí quyển sau 20 năm hoạt động

Module Nga cháy rụi trong khí quyển sau 20 năm hoạt động

Module Pirs của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) tách ra và lao xuống khí quyển để tự hủy, nhường chỗ cho module mới nặng 20 tấn.

Đăng ngày: 28/07/2021
Tỷ phú Jeff Bezos đề nghị trả 2 tỷ USD để đổi lấy hợp đồng chế tạo tàu của NASA

Tỷ phú Jeff Bezos đề nghị trả 2 tỷ USD để đổi lấy hợp đồng chế tạo tàu của NASA

Trước đó, NASA đã chọn SpaceX của tỷ phú Elon Musk để trao hợp đồng chế tạo tàu đổ bộ Mặt Trăng có phi hành đoàn trị giá 2,89 tỷ USD.

Đăng ngày: 28/07/2021
Khám phá thời tiết ban đêm của sao Kim

Khám phá thời tiết ban đêm của sao Kim

Thời tiết vào ban đêm trên sao Kim như thế nào? Đây là câu hỏi mà bất kỳ ai cũng muốn tìm ra lời giải. Mới đây, các nhà khoa học đã mở ra cơ hội để tìm thấy câu trả lời.

Đăng ngày: 27/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News