Thử nghiệm chặn tội phạm bằng bộ đồ bay phản lực
Cảnh sát Anh sử dụng bộ đồ bay gắn động cơ phản lực để truy bắt một người đàn ông mang súng trong thử nghiệm mô phỏng.
Richard Browning đóng giả cảnh sát mặc bộ đồ bay chặn tội phạm. (Video: Gravity).
Tại chốt kiểm tra, cảnh sát phát hiện một người đàn ông mang súng. Khi bị chặn lại, người đàn ông lập tức bỏ chạy. Trong khi đồng đội đuổi theo tội phạm, một cảnh sát kích hoạt bộ đồ bay phản lực và bay lên cao, tăng tốc vượt qua anh ta và chặn đứng mối đe dọa ngay lập tức. Đó là thử nghiệm gần đây với bộ đồ bay của cảnh sát Anh.
Người đóng vai cảnh sát chặn tội phạm thực chất là Richard Browning, nhà sáng lập kiêm phi công thử nghiệm chính của Gravity Industries, công ty chế tạo bộ đồ bay phản lực dành cho con người. Thành lập năm 2017, Gravity Industries cho ra đời bộ đồ bay sử dụng động cơ đẩy phản lực đặt ở tay người sử dụng.
Công ty cũng cung cấp chương trình tập huấn bay với bộ đồ. Gravity Industries đã làm việc với hơn 50 khách hành tại Anh và Mỹ, đồng thời cộng tác với lực lượng tìm kiếm cứu hộ và quân đội. Browning thậm chí từng biểu diễn sử dụng bộ đồ cho Hải quân Hoàng gia Anh hồi tháng 5/2021.
Bộ đồ bay này hơi ồn ào.
Thử nghiệm hôm 14/8 được tiến hành tại Phòng thí nghiệm Khoa học và Công nghệ Phòng thủ (DSTL) tại Porton Down gần Salisbury, Anh, với sự tham gia của chính quyền và cảnh sát. Sau thử nghiệm, Martin Hewitt, chủ tịch Hội đồng cảnh sát trưởng quốc gia, nhận định công nghệ có nhiều tiềm năng và bày tỏ quan tâm tới việc ứng dụng bộ đồ bay để giúp cảnh sát làm việc tốt hơn, nhanh hơn, bảo vệ bản thân và người dân an toàn.
Tuy nhiên, Hewitt cũng nhận xét bộ đồ bay hơi ồn ào. Với 5 turbine có thể đạt tốc độ 120.000 vòng/phút, hệ thống phát ra nhiều tiếng ồn. Bộ đồ bay có tốc độ tối đa 88km/h. Với trọng lượng khô dưới 27kg, phương tiện cá nhân tùy chỉnh này sử dụng cả nhiên liệu phản lực và dầu diesel. Bất lợi duy nhất của bộ đồ là thời gian bay hạn chế trong 5 - 10 phút.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Các nhà khoa học Nhật cấy ghép máy móc vào gián, bắt chúng phải phục vụ con người
Nhóm nghiên cứu cho biết, những con gián cyborg (nửa gián nửa máy) này có thể vận chuyển đổ đạc xung quanh nhà, vẽ mọi thứ trên giấy, .v.v.v

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
