Thử nghiệm giấc ngủ cho sứ mệnh lên sao Hỏa
Một cuộc thử nghiệm đang được triển khai nhằm tìm ra cách ngủ tốt nhất cho các phi hành gia trong các sứ mệnh sao Hỏa.
Một nhóm 12 người đang tham gia cuộc nghiên cứu khoa học, và yêu cầu duy nhất là phải nằm suốt trên giường được đặt ở góc thấp hơn 6 độ so với phương ngang trong tổng cộng 9 tuần lễ.
Cuộc nghiên cứu này được dự đoán sẽ giúp ích cho sứ
mệnh lên sao Hỏa lẫn bệnh nhân liệt giường - Ảnh: CNES
Nằm ở góc độ chính xác trên tương đương với tác động lên cơ thể trong tình trạng phi trọng lực, do phần đầu thấp hơn phần chân, theo Wired.
Trong mỗi 3 tuần, người tình nguyện sẽ được theo dõi chế độ dinh dưỡng chặt chẽ, được kiểm soát bởi các chuyên gia dinh dưỡng, nhằm quan sát tác động của thực phẩm đối với cơ thể ở góc độ này.
Họ không được phép tiếp xúc với người ngoài trong suốt cuộc thí nghiệm.
Hợp tác với Cơ quan Không gian CNES của Pháp, các nhà khoa học tại Viện Medes ở Toulouse (Pháp) đang hy vọng thử nghiệm hiệu ứng vật lý trong môi trường phi trọng lực mà các phi hành gia sẽ phải chịu đựng trong chuyến du hành dài hơi đến hành tinh đỏ.
Những kết quả thu thập được cũng có thể hữu dụng để giúp những người phải nằm liệt trên giường.
Được biết, Viện Medes nhận 500 hồ sơ cho dự án nghiên cứu “trên giường”, và chỉ có 12 người được chọn.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.
