Thử nghiệm tiêm tế bào gốc để phòng bệnh xương thủy tinh

Viện nghiên cứu Karrolinska của Thụy Điển phối hợp với nhiều bệnh viện và các công ty dược phẩm sẽ tiến hành cuộc thử nghiệm đầu tiên trực tiếp tiêm tế bào gốc lên các bào thai có nguy cơ mắc bệnh xương thủy tinh vào đầu năm tới.

Thử nghiệm tiêm tế bào gốc phòng chống xương thủy tinh vào năm tới

Tế bào gốc là các tế bào mầm hay tế bào nền móng giúp tạo ra toàn bộ những tế bào khác trong cơ thể con người, đảm bảo hoạt động toàn diện của các cơ quan trong cơ thể như não bộ, tim, thận...

Theo giới nghiên cứu, việc tiêm tế bào gốc sẽ giúp củng cố cấu trúc xương còn non nớt có thể bị tổn thương của thai nhi trước khi chào đời.

Trước mắt, các nhà khoa học sẽ tiêm thử nghiệm cho 15 thai nhi và một nhóm khác gồm 15 trẻ sơ sinh, với các tế bào gốc có thể tăng mức tiết dịch sụn khớp collagen - một protein quan trọng giúp xương chắc khỏe.


Ảnh minh họa. (Nguồn: imgur.com).

Theo chuyên gia Cecilia Gotherstrom thuộc Viện nghiên cứu Karolinska, trước đây một số ít trẻ nhỏ mắc bệnh xương thủy tinh đã từng được thử nghiệm cấy tế bào gốc.

1/3 trẻ sáu tuổi mắc chứng bệnh này cũng đã được điều trị dưới sự phối hợp của các nhà nghiên cứu tại Singapore và Đài Loan (Trung Quốc).

Tất cả đều cho những kết quả tích cực, nhờ đó giảm hẳn tình trạng gãy xương. Tuy nhiên, việc cấy tế bào gốc thường không phát huy tác dụng lâu dài đối với nhóm người cao tuổi.

Trẻ mắc bệnh xương thủy tinh thường xuyên phải đối mặt với tình trạng gãy xương, dẫn tới tàn tật, thậm chí có nguy cơ chết yểu.

Ngoài ra, các khung xương sườn dị dạng cũng trở thành nguyên nhân khiến răng mẻ và xỉn màu, làm mất khả năng nghe và khiến việc hô hấp trở nên khó khăn, mà hiện chưa có biện pháp nào để chữa trị.

Theo thống kê, trung bình cứ 25.000 nghìn người châu Âu sẽ có một người mắc bệnh xương thủy tinh do thiếu hụt một mã gene di truyền mà gene này làm tiết ra dịch sụn khớp collagen.

Nếu thành công, cuộc thử nghiệm này sẽ mở ra tia hy vọng làm giảm chứng bệnh xương thủy tinh cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ, giúp trẻ có một tương lai khỏe mạnh hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 28/06/2025
Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Là cây rau quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, rau cần nước còn là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh mà ít ai biết.

Đăng ngày: 27/06/2025
Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm...

Đăng ngày: 26/06/2025
Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Nếu bị ung thư cổ tử cung, chị em có thể có những dấu hiệu khác thường như đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường...

Đăng ngày: 26/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News