Thử nghiệm vòng cổ nhận mệnh lệnh qua lời nói thầm
Các chuyên gia phát triển vòng cổ thử nghiệm có thể theo dõi chuyển động cằm của người đeo để nhận biết họ đang yêu cầu gì.
Phó giáo sư Cheng Zhang và nghiên cứu sinh Ruidong Zhang tại Đại học Cornell, Mỹ, phát triển vòng cổ Speechin - thiết bị thử nghiệm với khả năng nhận biết lời nói thầm của người đeo, New Atlas hôm 14/2 đưa tin. Thiết bị này được chế tạo dựa trên vòng cổ NeckFace mà Cheng Zhang hé lộ vào năm ngoái với khả năng theo dõi các biểu cảm gương mặt.
Ruidong Zhang thử nghiệm vòng cổ. (Video: Đại học Cornell).
Khi đang ở trong phòng họp hoặc một thư viện yên tĩnh mà không thể dùng tay, người dùng điện thoại thông minh cũng không tiện ra lệnh cho điện thoại bằng giọng nói. Nghiên cứu mới, công bố trên kỷ yếu chuyên ngành của Hiệp hội Máy tính về Công nghệ tương tác, di động, thiết bị đeo.
Ngoài bộ vi xử lý, pin và module Bluetooth, Speechin còn có một camera hồng ngoại hướng lên để ghi lại hình ảnh về phần dưới cằm của người đeo. Nó được giữ ở hướng này nhờ một bộ "cánh" xòe ra hai bên cùng một đồng xu đóng vai trò là quả cân dưới đế. Nó không hướng thẳng vào mặt người dùng để đảm bảo quyền riêng tư.
Sử dụng các thuật toán học máy, thiết bị có thể xác định người đeo đang nói thầm mệnh lệnh nào dựa trên chuyển động cằm. Sau đó, nó sẽ chuyển tiếp các lệnh này đến điện thoại thông minh đang kết nối.
Công nghệ mới có thể được sử dụng không chỉ trong những hoàn cảnh mọi người phải giữ yên lặng.
Ban đầu, nhóm nghiên cứu huấn luyện hệ thống bằng cách quan sát chuyển động cằm của 20 tình nguyện viên khi họ nói thầm một số từ và cụm từ, trong đó 10 người nói tiếng Anh, 10 người nói tiếng Quan Thoại. Trong các bài kiểm tra tiếp theo, những người tham gia nói được 54 câu lệnh thường dùng bằng tiếng Anh cùng 44 từ và cụm từ tiếng Quan Thoại.
Speechin thể hiện độ chính xác lần lượt là 90,5% và 91,6% khi nhận diện lời nói tiếng Anh và tiếng Quan Thoại. Những con số này giảm đáng kể khi tình nguyện viên sử dụng thiết bị trong lúc đi bộ, vì cách đi bộ của mỗi người khiến đầu chuyển động theo kiểu không thể đoán trước.
Các chuyên gia hy vọng khi cải tiến thêm, công nghệ mới có thể được sử dụng không chỉ trong những hoàn cảnh mọi người phải giữ yên lặng, mà còn trong môi trường ồn ào, khi điện thoại thông minh không thể nghe rõ tiếng của người dùng. Vòng cổ Speechin cũng có thể được những người không có khả năng nói sử dụng.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
