Thủ phạm gây bão mạnh ẩn trong khí quyển

Các hạt aerosol nhỏ xíu trong bầu khí quyển có thể đang góp phần gây ra những cơn bão lớn và mạnh trên thế giới.

Jiwen Fan, chuyên gia làm việc tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương thuộc Bộ Năng lượng Mỹ, cùng đồng nghiệp phát hiện các hạt aerosol (sol khí) đóng vai trò quan trọng trong việc định hình thời tiết và khí hậu. Những hạt này góp phần gây ra bão mạnh, làm tăng kích thước mây và lượng mưa. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science hôm 26/1.

Thủ phạm gây bão mạnh ẩn trong khí quyển
Các hạt aerosol trong khí quyển làm tăng kích thước mây và lượng mưa của những cơn bão. (Ảnh: Reuters).

Aerosol bao gồm các hạt rắn, lỏng lơ lửng trong khí quyển, có kích thước bằng một phần nghìn chiều rộng sợi tóc người. Chúng là kết quả của hiện tượng ô nhiễm môi trường đô thị, ô nhiễm khu công nghiệp, cháy rừng và các nguồn khác. "Sự hiện diện của những hạt này là một trong những nguyên nhân khiến nhiều cơn bão trở nên mạnh mẽ và tạo ra rất nhiều mưa", Fan cho biết.

Nhóm nghiên cứu phát hiện cách thức các hạt nhỏ bé có kích thước nhỏ hơn 50nm cung cấp năng lượng cho dòng vận động đi lên của không khí từ bề mặt Trái Đất vào bầu khí quyển, tạo ra những đám mây và sau đó là mưa.

Họ cũng nhận thấy rằng, khi các hạt lớn hơn không có mặt trong bầu khí quyển dưới điều kiện môi trường ấm áp và ẩm ướt, aerosol sẽ tác động mạnh mẽ đến các đám mây bão, tạo ra bão mạnh với nhiều băng, tuyết, sét hoặc mưa.

"Trong điều kiện sạch sẽ và ẩm ướt giống những gì tồn tại trên đại dương và một số vùng đất nhiệt đới, các hạt aerosol nhỏ bé có tác động lớn đến thời tiết và khí hậu. Nói rộng hơn, kết quả nghiên cứu cho thấy kể từ thời kỳ tiền công nghiệp đến nay, hoạt động của con người khiến bão ở những khu vực này trở nên mạnh hơn rất nhiều", Fan nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Miền Bắc rét đậm đến Tết ông Công ông Táo

Miền Bắc rét đậm đến Tết ông Công ông Táo

Đến sáng nay (29/1), không khí lạnh tăng cường đã bao trùm miền Bắc, trời dứt mưa, đường sá khô ráo nhưng trời lại chuyển rét sâu rõ rệt.

Đăng ngày: 29/01/2018
Sa mạc Arab Saudi biến thành cánh đồng tuyết trắng xóa

Sa mạc Arab Saudi biến thành cánh đồng tuyết trắng xóa

Tabuk, khu vực đồi núi ở tây bắc Arab Saudi trải qua trận bão tuyết hôm 26/1, thu hút các gia đình từ những thành phố và thị trấn lân cận đến ngắm tuyết, theo International Business Times.

Đăng ngày: 29/01/2018
Trái đất nóng lên 2 độ C sẽ để lại hậu quả tệ hơn việc nóng lên chỉ 1,5 độ C nhiều, tại sao vậy?

Trái đất nóng lên 2 độ C sẽ để lại hậu quả tệ hơn việc nóng lên chỉ 1,5 độ C nhiều, tại sao vậy?

Như đã ký kết trong Hiệp định Paris, các nước đồng ý đều hướng tới một mục tiêu duy nhất: giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng thêm 2 độ C nữa.

Đăng ngày: 29/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News