Thử thách thiết kế cánh tay robot của NASA với giải thưởng lên tới 5.000 USD

Thử thách sáng tạo với cánh tay robot Astrobee của NASA hứa hẹn sẽ đem tới cơ hội thể hiện tài năng lập trình và thiết kế của mọi công dân trên thế giới.

Chuyên trang Freelancer.com và NASA đã hợp tác công bố thử thách thiết kế cánh tay robot Astrobee, một mẫu robot được tạo ra nhằm mục đích bay cùng phi hành gia ở ngoài trạm vũ trụ ISS.

Astrobee sở hữu kích thước khá nhỏ gọn, được thiết kế nhằm giúp các nhà khoa học và kỹ sư có thể thử nghiệm công nghệ trong môi trường không trọng lực.

Tuy nhiên để tìm ra một giải pháp thiết kế hoàn hảo nhất, NASA và Freelancer đã khởi động sáng kiến có tên NASA Robotic Arm Challenges. Sáng kiến này gồm tổng cộng 14 cuộc thi với giải thưởng dao động từ 250-5000 USD, tổng giá trị lên tới gần 25.000 USD.

Thử thách thiết kế cánh tay robot của NASA với giải thưởng lên tới 5.000 USD
Cấu tạo mô phỏng của Astrobee. (Ảnh NASA).

Chủ đề của sáng kiến là mẫu robot Astrobee, hiện đang được các nhà khoa học thuộc chương trình NASA Game Changing Development Program phát triển và hứa hẹn sẽ phóng lên ISS vào năm 2019.

Các ứng viên tham gia sẽ phải thiết kế hình dáng cho cánh tay robot, lập trình tính năng, vật liệu và cơ chế vận hành cho robot.

Astrobee là một trong những thành tựu mới nhất được phát triển thuộc nghiên cứu SPHERES của NASA. Nghiên cứu này bao gồm 3 vệ tinh bay tự do trên ISS. Những vệ tinh này đã bay trên trạm ISS từ năm 2006 tới nay và trải qua hơn 600 giờ thực nghiệm.

Astrobee sẽ thay đổi quan điểm về robot, khi nó thực sự có thể hỗ trợ các phi hành gia hoàn thành nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm phân tích chất lượng không khí và xác định vị trí các công cụ trên tàu. Astrobee cũng có cả chế độ tự động, cho phép tự thực hiện các hành trình nguy hiểm, vượt ngoài phạm vi của ISS.

Đối với phi hành gia, Astrobee có thể coi là một bước đi quan trọng trong việc tiết kiệm thời gian nghiên cứu ngoài vũ trụ. Các giải pháp chiến thắng có thể được cân nhắc tích hợp vào thiết kế cánh tay robot Astrobee trong nhiều năm tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Số phận nghiệt ngã của 3 anh hùng Liên Xô: Chết cô độc ngoài vũ trụ, thi thể vẫn còn ấm!

Số phận nghiệt ngã của 3 anh hùng Liên Xô: Chết cô độc ngoài vũ trụ, thi thể vẫn còn ấm!

Cả người Mỹ và người Liên Xô đều chạy đua với nhau về vũ khí, công nghệ và các chương trình không gian tiêu tốn hàng tỷ đô.

Đăng ngày: 25/06/2018
Người yêu thiên văn sắp được chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú 15 năm mới có

Người yêu thiên văn sắp được chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú 15 năm mới có

Vào ngày 31/7 tới, sao Hỏa sẽ tiến tới điểm gần nhất trên quỹ đạo của nó với Trái Đất lúc đó, sao Hỏa trông sẽ to hơn và sáng hơn trên bầu trời, rất dễ nhìn thấy bằng mắt thường.

Đăng ngày: 24/06/2018
Chứng minh được thuyết tương đối của Einstein ở mức độ thiên hà

Chứng minh được thuyết tương đối của Einstein ở mức độ thiên hà

Qua khám phá này, các nhà khoa học chứng thực được rằng thuyết tương đối của Einstein vẫn được áp dụng cho những quy mô khổng lồ, mà ở đây là áp lên cả một thiên hà.

Đăng ngày: 23/06/2018
Cách chúng ta 740 triệu năm ánh sáng là một hố đen vũ trụ hoàn toàn khác biệt

Cách chúng ta 740 triệu năm ánh sáng là một hố đen vũ trụ hoàn toàn khác biệt

Dù đã trải qua hàng chục năm nghiên cứu, những gì thu được về hố đen vũ trụ vẫn chỉ như muối bỏ bể so với tiềm năng kiến thức được cung cấp bởi chúng.

Đăng ngày: 23/06/2018
Thời tiết khắc nghiệt trên các hành tinh ngoài vũ trụ

Thời tiết khắc nghiệt trên các hành tinh ngoài vũ trụ

Mưa thủy tinh, siêu bão hay nhiệt độ thay đổi chóng mặt là ba trong những hiện tượng đặc biệt xảy ra trên các hành tinh ngoài không gian.

Đăng ngày: 22/06/2018
Không GPS, không Google Map - các phi hành gia định vị trong vũ trụ như thế nào?

Không GPS, không Google Map - các phi hành gia định vị trong vũ trụ như thế nào?

Chúng ta đã không còn xa lạ với GPS và Google Map, những công cụ cho ta biết mình đang ở đâu trên bề mặt của Trái Đất, ở tọa độ thế nào. Và tọa độ thì được thể hiện bởi vĩ độ và kinh độ.

Đăng ngày: 22/06/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News