Thứ trong ảnh không phải ngôi sao, mà là "con thú" khiến cả vũ trụ khiếp sợ
Những đốm trắng chi chít tưởng như ngôi sao trên bầu trời đêm đen có thể sẽ khiến bạn kinh ngạc khi biết được sự thật về chúng.
Sự thật về những đốm sáng bí ẩn
Hình ảnh dưới có thể trông giống như một bức ảnh như bao bức ảnh bình thường khác khi bạn giơ cao điện thoại lên và chụp bầu trời đêm.
Những đốm sáng trong ảnh thực chất là gì? (Ảnh: LOFAR/LOL).
Thế nhưng trên thực tế, chúng đặc biệt hơn rất nhiều. Cụ thể, mỗi chấm trắng phát ra ánh sáng rực rỡ đó thực ra là một lỗ đen siêu lớn đang hoạt động.
Sở dĩ có thể phát ra ánh sáng như vậy là bởi mỗi lỗ đen đó đang nuốt chửng vật chất ở trung tâm của một thiên hà, nằm cách xa hàng triệu năm ánh sáng. Đây cũng là cách thức duy nhất mà chúng có thể được "nhìn thấy" bằng mắt thường.
Có ít nhất 25.000 lỗ đen vũ trụ ở tần số vô tuyến thấp được ghi nhận trong bức hình. Để có được thành tựu này, các nhà thiên văn phải sử dụng tới sức mạnh từ 2 ống kính viễn vọng cỡ lớn ở châu Âu, và mất nhiều năm để biên soạn.
"Đây là kết quả trong nhiều năm nghiên cứu về dữ liệu. Để có được nó là điều cực kỳ khó khăn", Francesco de Gasperin, nhà thiên văn đến từ Đại học Hamburg (Đức) cho biết. "Chúng tôi thậm chí phải phát minh ra những phương pháp mới để chuyển tín hiệu vô tuyến thành hình ảnh".
Lỗ đen là vật thể bí ẩn đầy mê hoặc, nhưng cũng vô cùng đáng sợ trong vũ trụ. (Ảnh: Getty).
Được biết, khi các lỗ đen lơ lửng và không hoạt động với tần suất cao, chúng gần như "vô hình" vì không hề có bất kỳ bức xạ nào.
Ngược lại, khi lỗ đen đang tích cực "bồi tụ vật chất", chúng sẽ tạo ra các lực hút cực mạnh cùng bức xạ trên nhiều bước sóng mà chúng ta có thể phát hiện từ một vùng không gian rộng lớn.
Điều làm cho bức ảnh trên trở nên đặc biệt là nó được bao phủ bởi các bước sóng vô tuyến cực thấp, gọi là "mạng giao thoa" (viết tắt: LOFAR). Mạng này gồm ít nhất 20.000 ăng-ten vô tuyến, được bố trí từ 52 địa điểm trên toàn châu Âu.
Hiện, LOFAR đang là mạng vô tuyến duy nhất có khả năng chụp ảnh chiều sâu với độ phân giải cao ở tần số dưới 100 Mhz, mang đến khả năng quan sát bầu trời "độc nhất vô nhị".
Lỗ đen - vật thể khiến cả vũ trụ "khiếp sợ"
Hình mô phỏng về một lỗ đen đang hút trọn toàn bộ vật chất xung quanh nó vào bên trong "miệng hố". (Ảnh: NASA/CXC).
Hố đen, hay lỗ đen (black hole) từ lâu đã là một khái niệm bí ẩn đối với loài người vì theo bản chất, chúng ta không thể nhìn thấy chúng theo một cách thông thường.
Hố đen vũ trụ được cho là hình thành khi một ngôi sao khổng lồ chết đi. Sau khi nhiên liệu hạt nhân của ngôi sao cạn kiệt, lõi ngôi sao sụp đổ đến trạng thái vật chất dày đặc hơn 100 lần so với hạt nhân nguyên tử, dày đặc tới mức proton, neutron và electron không còn là những hạt rời rạc.
Xung quanh hố đen là một mặt xác định bởi phương trình toán học, gọi là chân trời sự kiện. Tại đó, khi vật chất vượt qua sẽ không thể thoát ra ngoài lỗ đen được.
Hố đen gọi là "đen" bởi vì nó hấp thụ mọi bức xạ và vật chất hút qua chân trời sự kiện, giống như một vật đen tuyệt đối trong nhiệt động lực học. Nó cũng không phải là một loại "lỗ" hay "hố" nào mà là vùng không thời gian, vật chất hay tất cả mọi thứ ko thể thoát khỏi.
Những bí ẩn xung quanh hố đen không thể ngăn cản các nhà khoa học trong nỗ lực giải mã "con thú" đáng sợ nhất của vũ trụ. Theo một nghiên cứu mới đây dựa trên kết hợp sự hình thành của các ngôi sao và các ngôi sao nhị phân, một ước tính về số hố đen trong vũ trụ đã được đưa ra.
Con số này sẽ khiến bạn kinh ngạc. Đó là 40.000.000.000.000.000.000.000, hay 40 nghìn tỷ tỷ hố đen, chiếm gần 1% tổng số vật chất bình thường trong vũ trụ có thể quan sát được.
- Thiên hà già bằng 97% vũ trụ lần đầu hiện hình trước mắt người Trái đất
- Khoảnh khắc hiếm gặp sao Thủy đi qua Mặt trời được tàu vũ trụ ghi lại
- Phát hiện mặt trăng mini có khả năng đâm vào Trái đất