Thiên hà già bằng 97% vũ trụ lần đầu hiện hình trước mắt người Trái đất

Xuyên không hơn 13,4 tỉ năm, hệ thống kính viễn vọng siêu đẳng ALMA đặt tại sa mạc tử thần Atacama của Chile đã chụp được hình ảnh của một trong những thiên hà cổ xưa nhất vũ trụ dưới ánh sáng vô tuyến.

Một nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Nagoya và Đài quan sát thiên văn quốc gia Nhật Bản đã đo tuổi của một thiên hà cực kỳ xa xôi mà họ ghi nhận nhờ tín hiệu vô tuyến thông qua Mảng kính viễn vọng vô tuyến ALMA - một trong những hệ thống kính viễn vọng mặt đất siêu đẳng nhất thế giới.

Sự tồn tại của thiên hà này đã được xác định trước đó bởi siêu kính viễn vọng không gian James Webb. Do là một tàu vũ trụ nên James Webb có tầm quan sát rộng hơn, nhưng khi cần soi cụ thể một vật thể xa xôi nào dưới ánh sáng vô tuyến, "mắt thần" của ALMA phát huy thế mạnh.


Hình ảnh vô tuyến của vùng vũ trụ sơ khai và thiên hà cổ xưa nhất từng được tìm thấy - (Ảnh: ALMA).

Bài công bố trên Monthly Notices of the Royal Astronomical Society cho biết thiên hà được đặt tên GHZ2/GLASS-z12 này xa xưa hơn mọi vật thể từng được quan sát và định tuổi trước đó. Khoảnh khắc mà ALMA chụp được nó là lúc vụ nổ Big Bang (13,8 tỉ năm trước) mới chỉ diễn ra được 367 triệu năm.

Cụ thể hơn, ánh sáng vốn mất một thời gian để có thể đến được các thiết bị của người Trái đất, do vậy một vật thể cách xa 13,4 tỉ năm ánh sáng như thiên hà này cũng có nghĩa là ánh sáng để tạo nên hình ảnh của nó cũng mất chừng ấy năm để di chuyển.

Nói cách khác, ALMA đã thành công trong việc nhìn xuyên vào quá khứ, quan sát một vật thể cổ đại vào lúc nó còn trẻ trung, giữa một vũ trụ đang định hình.

"Sự phát xạ vạch sáng cho thấy thiên hà này đã nhanh chóng làm giàu các bể chứa khí của nó bằng các nguyên tố nặng hơn hydro và heli. Điều này cho chúng ta một số manh mối về sự hình thành và tiến hóa của thế hệ sao đầu tiên, cũng như thời gian tồn tại của chúng" - đồng tác giả Jorge Zavala từ Đài quan sát thiên văn quốc gia Nhật Bản cho biết.

Phát hiện đặc biệt này cũng cung cấp nhiều dữ liệu thú vị khác về thế giới luôn bí ẩn với nhân loại - vũ trụ sơ khai - và sẽ còn được các nhóm nghiên cứu quốc tế "chăm sóc đặc biệt".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khoảnh khắc hiếm gặp sao Thủy đi qua Mặt trời được tàu vũ trụ ghi lại

Khoảnh khắc hiếm gặp sao Thủy đi qua Mặt trời được tàu vũ trụ ghi lại

Tàu vũ trụ Solar Orbiter quan sát được sao Thủy khi nó băng qua Mặt trời, đây là một khoảnh khắc hiếm thấy.

Đăng ngày: 24/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Thí nghiệm gây sốc: Ngủ đông để du hành đến hành tinh khác?

Thí nghiệm gây sốc: Ngủ đông để du hành đến hành tinh khác?

Các nhà khoa học đã tìm ra một công tắc não bộ mang triển vọng giúp các nhà du hành vũ trụ tương lai có thể vượt qua ranh giới của Hệ Mặt trời, đi khai phá các ngoại hành tinh giống Trái đất.

Đăng ngày: 21/03/2025
Trung Quốc xác nhận có nước trên Mặt trăng

Trung Quốc xác nhận có nước trên Mặt trăng

Qua xác nhận qua thử nghiệm trên Trái đất, các nhà khoa học Trung Quốc báo cáo có các dấu hiệu cho thấy nước tồn tại trong những hòn đá do tàu đổ bộ Chang’e 5 thu lượm trên Mặt trăng.

Đăng ngày: 20/03/2025
Mất bao lâu để đến được hệ sao khác ngoài Hệ Mặt trời?

Mất bao lâu để đến được hệ sao khác ngoài Hệ Mặt trời?

Một nhóm các nhà vật lý quyết định ước tính xem chúng ta mất bao nhiêu thời gian để đến được các hệ sao khác trong Dải Ngân hà bằng các tàu vũ trụ hiện có.

Đăng ngày: 20/03/2025
Vết nứt của vũ trụ trông như thế nào?

Vết nứt của vũ trụ trông như thế nào?

Vũ trụ có thể tồn tại những "vết nứt", là hệ quả từ vụ nổ Big Bang.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News