Kính Hubble chụp được hình ảnh 3 thiên hà sáp nhập

Một hiện tượng thiên văn kỳ thú đang diễn ra trong vũ trụ được kính Hubble ghi lại.

Hôm 17/2, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố hình ảnh từ kính thiên văn Hubble, ghi lại cảnh 3 thiên hà nằm trong chòm sao Boötes đang sáp nhập. Quá trình này cuối cùng sẽ tạo ra một thiên hà lớn hơn.

Kính Hubble chụp được hình ảnh 3 thiên hà sáp nhập
Hình ảnh 3 thiên hà đang sáp nhập do kính thiên văn Hubble chụp. (Ảnh: NASA).

"Va chạm của bộ 3 - được các nhà thiên văn học đặt tên SDSSCGB 10189 – là sự kết hợp tương đối hiếm của 3 thiên hà hình thành sao lớn, nằm cách nhau chỉ 50.000 năm ánh sáng", các nhà khoa học của NASA cho biết.

Con số này nghe có vẻ khá xa, tuy nhiên, đối với các thiên hà, đó lại là khoảng cách gần. Các thiên hà lân cận của chúng ta ở xa hơn nhiều. Andromeda, thiên hà lớn gần nhất với Dải Ngân hà, cách Trái đất hơn 2,5 triệu năm ánh sáng.

Va chạm thiên hà xảy ra khi 2 hoặc nhiều thiên hà tiến đến gần. Đây là hiện tượng không hiếm trong vũ trụ. Kết quả của những vụ va chạm khổng lồ này có thể khác nhau. Chúng có thể hợp nhất để tạo thành một thiên hà mới lớn hơn, như trường hợp mà kính Hubble vừa chụp được, hoặc một thiên hà hủy diệt một thiên hà khác.

Các ngôi sao từ mỗi thiên hà không có khả năng va chạm với nhau do khoảng cách giữa giữa chúng rất lớn. Trung tâm của hầu hết thiên hà đều chứa một lỗ đen siêu lớn và sự hợp nhất của những con quái vật khổng lồ này có thể tạo ra sóng hấp dẫn và khiến các ngôi sao bay chệch hướng.

Thông thường, nếu một thiên hà lớn va chạm với một thiên hà nhỏ hơn, thì thiên hà lớn sẽ lấy đi các ngôi sao và vật chất từ ​​thiên hà nhỏ và giữ nguyên hầu hết hình dạng của nó. Trong những trường hợp khác, lực hấp dẫn khổng lồ liên quan đến vụ va chạm có thể kéo giãn một hoặc cả 2 thiên hà thành những hình thù kỳ lạ.

Thiên hà chứa Trái đất của chúng ta, Dải Ngân hà, sẽ va chạm với thiên hà Andromeda trong khoảng 4 tỷ năm nữa. Vụ va chạm này cũng có thể liên quan đến thiên hà Triangulum ở gần đó.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA xác nhận thiên thạch tấn công thành phố Texas

NASA xác nhận thiên thạch tấn công thành phố Texas

Cơ quan vũ trụ Mỹ NASA đã xác nhận thiên thạch nặng 450kg, dài 60cm rơi xuống McAllen, bang Texas.

Đăng ngày: 20/02/2023
Vụ phóng tên lửa mạnh nhất thế giới ồn đến mức nào?

Vụ phóng tên lửa mạnh nhất thế giới ồn đến mức nào?

Vụ phóng tên lửa SLS trong nhiệm vụ Mặt Trăng Artemis I của NASA gây ra tiếng ồn lớn hơn còi xe cứu thương ở khoảng cách 5km.

Đăng ngày: 20/02/2023
Tàu vũ trụ Progress bị thủng của Nga vừa lao xuống Thái Bình Dương

Tàu vũ trụ Progress bị thủng của Nga vừa lao xuống Thái Bình Dương

Tàu vũ trụ chở hàng Progress MS-21, là con tàu thứ 2 của Nga bị hư hại trong vài tháng qua, đã được xử lý bằng cách cho quay về Trái Đất tự sát một cách an toàn.

Đăng ngày: 20/02/2023
Kính viễn vọng ghi lại được hình ảnh mới khác lạ của Mặt trời

Kính viễn vọng ghi lại được hình ảnh mới khác lạ của Mặt trời

Bộ ba kính viễn vọng đã chụp được một góc nhìn mới về Mặt trời, ghi lại ánh sáng mà mắt thường không thể nhìn thấy được của ngôi sao này.

Đăng ngày: 20/02/2023
Đi tìm sự sống trên hàng trăm mặt trăng trong Hệ Mặt trời

Đi tìm sự sống trên hàng trăm mặt trăng trong Hệ Mặt trời

Có sự sống trên các mặt trăng băng giá của hệ Mặt trời không? Theo nhà nghiên cứu Dirk Schulze-Makuch, thì những nơi cực đoan trên Trái đất có thể chứa manh mối tìm ra câu trả lời.

Đăng ngày: 19/02/2023
Xây dựng thang máy đưa con người vào vũ trụ: Giấc mơ không còn quá xa!

Xây dựng thang máy đưa con người vào vũ trụ: Giấc mơ không còn quá xa!

Một chiếc thang máy vũ trụ đưa chúng ta từ Trái đất ra ngoài không gian có lẽ sẽ không chỉ xuất hiện trong những bộ phim khoa học viễn tưởng.

Đăng ngày: 18/02/2023
Liệu có thể bắn đạn xuyên qua sao Mộc không?

Liệu có thể bắn đạn xuyên qua sao Mộc không?

Sao Mộc là một trong những hành tinh khí khổng lồ của Hệ Mặt trời, nó có kích thước lớn gấp nhiều lần so với Trái đất và bao quanh nó là một lớp khí dày. Do vậy, đi xuyên qua sao Mộc không hề dễ dàng.

Đăng ngày: 18/02/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News