Tại sao Trung Quốc xây nhà chọc trời để nuôi lợn?

Những trang trại nuôi lợn chọc trời mọc lên trên khắp Trung Quốc, ở đó có kỹ thuật viên mặc đồng phục theo dõi lợn qua camera độ phân giải cao như ở trung tâm chỉ huy của NASA.

Cuối tháng 9/2022, những con lợn nái đầu tiên đến tòa nhà chọc trời cao 26 tầng phía trên một ngôi làng hẻo lánh ở miền trung Trung Quốc. Mỗi lần hàng chục con lợn cái bị lùa vào thang máy công nghiệp tới các tầng cao hơn. Chúng sẽ sống ở đó từ khi thụ tinh tới khi thành thục. Đây là trang trại chăn nuôi lợn ở Trung Quốc, nơi đất đai nông nghiệp khan hiếm, sản xuất lương thực tụt hậu và cung cấp thịt lợn là điều cấp bách, theo New York Times.

Tại sao Trung Quốc xây nhà chọc trời để nuôi lợn?
Trang trại nuôi lợn ở Ngạc Châu cao 26 tầng. (Ảnh: New York Times).

Bên trong công trình trông giống các khu chung cư trên khắp Trung Quốc và cao ngang tháp đồng hồ Big Ben ở London, kỹ thuật viên mặc đồng phục theo dõi những con lợn qua camera độ phân giải cao như ở trung tâm chỉ huy của NASA. Mỗi tầng hoạt động như một trang trại độc lập cho các giai đoạn khác nhau trong vòng đời của lợn non như khu vực cho lợn mang thai, phòng cho lợn đẻ, nơi chăm sóc và không gian để vỗ béo lợn nái. Việc cho ăn được tiến hành qua băng chuyền tới tầng trên cùng. Đặt trong bồn chứa khổng lồ, mỗi ngày hơn 454.000kg thức ăn được chuyển tới các tầng dưới qua máng ăn công nghệ cao, tự động cho lợn ăn dựa theo giai đoạn trong vòng đời, trọng lượng và tình trạng sức khỏe.

Tòa nhà nằm ở ngoại ô Ngạc Châu, thành phố ở bờ nam sông Dương Tử, là trang trại nuôi lợn thẳng đứng lớn nhất thế giới. Một tòa nhà chọc trời thứ hai dùng để chăn nuôi lợn sẽ sớm mở cửa. Trang trại đầu tiên bắt đầu hoạt động vào tháng 10 năm ngoái. Sau khi cả hai tòa nhà hoạt động hết công suất trong năm nay, dự kiến số lợn nuôi hàng năm lên tới 1,2 triệu con.

Trong hàng thập kỷ, nhiều gia đình nông thôn Trung Quốc nuôi lợn sau nhà. Loài gia súc hữu ích này không chỉ là nguồn cung cấp thịt mà cả phân bón. Lợn còn là biểu tượng cho sự thịnh vượng bởi trong quá khứ, người dân chỉ ăn thịt lợn vào dịp đặc biệt. Hiện nay, không có quốc gia nào ăn nhiều thịt lợn hơn Trung Quốc. Đất nước này tiêu thụ một nửa lượng thịt lợn trên thế giới.

Trong vài năm qua, hàng chục trang trại thịt lợn công nghiệp hóa xuất hiện trên khắp Trung Quốc trong động thái giảm bớt giá thịt của chính phủ. Được xây bởi công ty Quản lý động vật hiện đại Zhongxin Kaiwei Hồ Bắc, trang trại Ngạc Châu là biểu tượng cho tham vọng của Trung Quốc nhằm hiện đại hóa sản xuất thịt lợn. "Ngành chăn nuôi lợn hiện nay ở Trung Quốc vẫn thụt lùi hàng thập kỷ so với phần lớn quốc gia phát triển", Zhuge Wenda, chủ tịch công ty, cho biết. "Điều này giúp cho chúng tôi động lực cải tiến để bắt kịp".

Trang trại Ngạc Châu hoạt động giống nhà máy Foxconn dành cho lợn với độ chính xác giống như dây chuyền sản xuất điện thoại iPhone. Ngay cả phân lợn cũng được đo, thu thập và tái sử dụng. Khoảng 1/4 số này sẽ được thải ra dưới dạng phân khô, có thể tái sử dụng dưới dạng khí methane để sản xuất điện.

Do Trung Quốc đang hiện đại hóa với hàng trăm triệu người chuyển từ vùng đồng quê tới trung tâm đô thị, những trang trại chăn nuôi nhỏ biến mất dần. Số lượng trang trại nuôi lợn ở Trung Quốc xuất dưới 500 con/năm giảm 75% trong giai đoạn 2007 – 2020, xuống khoảng 21 triệu, theo một báo cáo công nghiệp. Sự chuyển dịch sang siêu trang trại tăng dần vào năm 2018 khi dịch tả lợn châu Phi tàn phá ngành chăn nuôi lợn ở Trung Quốc và xóa sổ khoảng 40% số lượng lợn nuôi trong nước theo một số ước tính.

Brett Stuart, nhà sáng lập Global AgriTrends, công ty nghiên cứu thị trường, cho biết nhà chọc trời nuôi lợn và những trang trại lợn khổng lồ khác làm tăng rủi ro lớn nhất mà ngành công nghiệp chăn nuôi lợn của Trung Quốc đang đối mặt, đó là dịch bệnh. Nuôi quá nhiều con lợn trong một cơ sở khiến việc ngăn chặn lây nhiễm trở nên khó khăn hơn. Theo ông, các nhà sản xuất thịt lợn ở Mỹ phân tán trang trại để giảm nguy cơ về an toàn sinh học.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao chim di cư có thể bay hàng nghìn km mà không cần ăn?

Tại sao chim di cư có thể bay hàng nghìn km mà không cần ăn?

Điều này có được nhờ cơ chế lưu trữ năng lượng đặc biệt trong cơ thể và cách chúng chọn phương pháp di chuyển giống như một vận động viên marathon.

Đăng ngày: 12/02/2023
Vì sao lái xe hơi mệt mỏi, mất thời gian mà chúng ta vẫn thích?

Vì sao lái xe hơi mệt mỏi, mất thời gian mà chúng ta vẫn thích?

Hầu hết mọi người đều tỏ ra khó chịu trước những hành vi đi ngược lại với quy chuẩn của xã hội. T

Đăng ngày: 10/02/2023
Vì sao mốc 72 giờ quan trọng trong giải cứu nạn nhân động đất?

Vì sao mốc 72 giờ quan trọng trong giải cứu nạn nhân động đất?

Ba ngày đầu tiên là mốc thời gian cực kỳ quan trọng đối với những nạn nhân mắc kẹt trong đống đổ nát, các chuyên gia cứu hộ động đất cho hay.

Đăng ngày: 09/02/2023
Vì sao động đất rất khó dự đoán?

Vì sao động đất rất khó dự đoán?

Không giống với dự báo thời tiết, các công cụ dự đoán động đất đều chưa thể đạt độ chính xác cao và chỉ có thể phát hiện địa chấn trước vài giây đến 1 phút.

Đăng ngày: 09/02/2023
Vì sao động đất gia tăng trong những năm gần đây?

Vì sao động đất gia tăng trong những năm gần đây?

Sự tăng hoặc giảm tạm thời về địa chấn là một phần của sự biến động bình thường tần suất xuất hiện động đất.

Đăng ngày: 09/02/2023
Vì sao số 13 và số 4 được cho là mang lại điềm xui?

Vì sao số 13 và số 4 được cho là mang lại điềm xui?

Số 13 thường được coi là con số không may mắn ở phương Tây, số nhà, số tầng thang máy đều tránh con số này. Còn ở châu Á, 4 là con số được cho mang đến điềm xui xẻo.

Đăng ngày: 08/02/2023
Tại sao bạn luôn thức dậy trước khi báo thức reo?

Tại sao bạn luôn thức dậy trước khi báo thức reo?

Thức dậy trước khi chuông báo thức reo cho thấy bạn đang ngủ đúng cách và điều này hoàn toàn bình thường.

Đăng ngày: 08/02/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News