Thứ y hệt Trái đất hoạt động ở hành tinh khác: Sự sống trỗi dậy?
Theo nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Icarus, đó là bằng chứng sống động về núi lửa đang hoạt động. Núi lửa là một trong những đặc điểm dễ nhận diện của hoạt động địa chất.
Như nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học Trái đất, khoa học hành tinh trước đây cho thấy hoạt động địa chất và kiến tạo mảng là yếu tố quan trọng giúp một hành tinh sống được: cung cấp sự ổn định cho khí quyển, từ quyển, tạo ra các yếu tố hóa học cần thiết cho các phản ứng phát sinh và phát triển của sự sống... Trong Hệ Mặt trời chỉ có Trái đất và mặt trăng Io của sao Mộc được xác định có hoạt động địa chất, nhưng Io lại hoạt động quá đà, trở thành một "mặt trăng núi lửa" quá khắc nghiệt để sống.
Một cấu trúc được cho là miệng núi lửa trẻ, đang hoạt động trên sao Hỏa - (Ảnh: NASA).
Science Alert cho biết lần này nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn David Horvath từ Viện khoa học hành tinh và Đại học Arizona (Mỹ) đã xác định được một "mỏ núi lửa" ở đồng bằng Elysium Planitia ở phía Bắc đường xích đạo của sao Hỏa.
"Đặc điểm này là một trầm tích tối bí ẩn, rộng hơn một chút so với Washingtion DC, tương tự các đốm đen trên mặt trăng và sao Thủy, được cho là núi lửa phun trào" – tiến sĩ Horvath cho biết.
Vùng núi lửa này có vẻ tương đối "tươi", chứa nhiều dung nham và tro, có thể từ một vụ phun trào mạnh mẽ với cột tro bụi cao đến 10 km. Các dòng dung nham xung quanh được cho là từ một vụ phun trào gần đầy. Nhiều dấu hiệu hoạt động khác cũng được ghi nhận trong cùng một khu vực.
Sao Hỏa - (Ảnh: NASA).
Theo Sputnik News, các tác giả tin rằng động đất là nguyên nhân kích thích các vụ phun trào núi lửa, giống như trên Trái đất. Động đất đã được ghi nhận tại một khu vực đầy vết nứt của đồng bằng là Cerberus Fossae. Cách đó không xa là một hố va chạm lớn tên Zunil, cũng là yếu tố có thể kích hoạt núi lửa.
Nhóm nghiên cứu trên tin rằng các bằng chứng trên cho thấy phải có hoạt động địa chất xảy ra trong lòng sao Hỏa, hoặc ít nhất chúng vừa được kích thích cách đây không lâu. Hoạt động này có thể đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống của vi sinh vật giống như trên Trái đất sơ khai. Nếu may mắn, sinh quyển của sao Hỏa có thể đã được 50.000 năm tuổi!

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
