Thuật ẩn thân đỉnh cao tựa ninja của sinh vật vùng Đại Tây Dương: Ngụy trang ngay cả khi đã chết

Một bước đột phá trong nghiên cứu tại UNCW (Đại học Bắc Carolina, Wilmington, Mỹ) và Trung tâm Khoa học Hàng hải cho thấy một số loài cá thay đổi màu sắc có thể "nhìn thấy" bằng da của chúng. 

Nghiên cứu mới tiết lộ rằng cá mõm lợn (Lachnolaimus maximus) sống ở rạn san hô thay đổi màu da của chúng dựa trên môi trường chúng bơi, cảm nhận môi trường xung quanh bằng cách sử dụng các tế bào cảm nhận ánh sáng đặc biệt trên da "ngay cả sau khi chúng chết".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature tuần này giúp nâng cao hiểu biết của chúng ta về hành vi và sự tiến hóa của những loài cá này cũng như cách một số loài động vật có thể theo dõi sự thay đổi màu da của chính chúng và nhanh chóng thích nghi.

Thuật ẩn thân đỉnh cao tựa ninja của sinh vật vùng Đại Tây Dương: Ngụy trang ngay cả khi đã chết
Cá mõm lợn, một loài cá phổ biến tại vùng biển Đại Tây Dương. (Ảnh: Uncw.edu).

Đồng tác giả nghiên cứu Lori Schweikert cho biết: "Chúng dường như đang quan sát sự thay đổi màu sắc của chính mình".

Sonke Johnsen, một tác giả khác của nghiên cứu giải thích: "Theo một cách nào đó, loài động vật này có thể biết da của nó trông như thế nào, dù chúng không thể thao tác 'cúi xuống' để nhìn da mình trông ra sao".

Các nhà nghiên cứu, bao gồm cả những người đến từ UNCW, cho biết các sinh vật có đặc điểm rất hữu ích có thể dễ dàng thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ môi trường, thu hút bạn tình và ngụy trang.

Các tế bào trên cơ thể chúng được gọi là tế bào sắc tố - chứa các sắc tố, tinh thể hoặc các tấm phản chiếu nhỏ - cho phép những động vật này thay đổi màu sắc nhanh chóng trong vòng vài phút hoặc ít hơn.

Riêng cá mõm lợn thay đổi màu sắc để ngụy trang và trốn thoát kẻ săn mồi hoặc để phát tín hiệu với đồng loại.

Thuật ẩn thân đỉnh cao tựa ninja của sinh vật vùng Đại Tây Dương: Ngụy trang ngay cả khi đã chết
Cá mõm lợn thay đổi màu sắc để ngụy trang và trốn thoát kẻ săn mồi hoặc để phát tín hiệu với đồng loại

Cá mõm lợn (kích thước dài tối đa 91cm và trọng lượng khoảng 11kg) phổ biến ở phía Tây Đại Tây Dương từ Bắc Carolina (Mỹ) đến Brazil và được biết đến với da thay đổi màu sắc. Nó nổi tiếng là có thể biến đổi từ màu trắng sang đốm sang nâu đỏ chỉ trong một phần nghìn giây để "hòa trộn" với san hô, cát hoặc đá.

Chúng làm điều này bằng cách di chuyển sắc tố xung quanh các tế bào sắc tố của cơ thể để lộ ra hoặc che phủ các mô trắng bên dưới. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ cá mõm lợn điều chỉnh và cảm nhận những thay đổi màu sắc này như thế nào.

Ngụy trang ngay cả khi đã chết

Điều khiến các nhà khoa học đặc biệt ngạc nhiên trong nghiên cứu là loài cá mõm lợn vẫn tiếp tục ngụy trang ngay cả khi nó không còn sống.

Trong nghiên cứu mới, họ đã sử dụng kính hiển vi để kiểm tra chi tiết da cá mõm lợn bằng cách đo tác động của ánh sáng lên các bộ phận khác nhau của cá. Họ phát hiện ra rằng các cơ quan thụ cảm ánh sáng, được gọi là SWS1, nằm bên dưới tế bào sắc tố có thể tham gia vào quá trình này.

Thuật ẩn thân đỉnh cao tựa ninja của sinh vật vùng Đại Tây Dương: Ngụy trang ngay cả khi đã chết
Cá mõm lợn thường sống gần các rạn san hô. (Ảnh: Albert Kok).

Họ cho biết những tế bào này rất nhạy cảm với ánh sáng chiếu qua các màu sắc được biểu hiện bởi các tế bào sắc tố, đặc biệt là bước sóng ánh sáng có trong môi trường sống rạn san hô của chúng.

Theo các nhà khoa học, những thụ thể này cung cấp phản hồi cho cá về vị trí và cách thức thay đổi màu sắc xảy ra ở các phần khác nhau trên da của chúng.

Các nhà khoa học cho biết: "Bằng cách kiểm tra hình thái, sinh lý và quang học của quá trình tiếp nhận ánh sáng qua da ở cá mõm lợn, chúng tôi mô tả một cơ chế tế bào trong đó hoạt động của sắc tố sắc tố (tức là phân tán và tập hợp) làm thay đổi ánh sáng truyền qua các thụ thể SWS1 trên da". 

Tính năng này cho phép cá mõm lợn sống ở rạn san hô theo dõi các tế bào sắc tố và cảm nhận thông tin về hiệu suất thay đổi màu sắc của chính chúng.

Các chuyên gia nhận định rằng việc nghiên cứu các hệ thống như thế này ở loài cá có thể cung cấp thông tin quan trọng trong ứng dụng thực tế cho con người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
New York chật vật đối phó

New York chật vật đối phó "giặc chuột" hoành hành

Hàng triệu con chuột có thể truyền ký sinh trùng và dịch bệnh đang lang thang khắp mọi ngóc ngách ở thành phố New York.

Đăng ngày: 29/08/2023
Nước biển tại Malaysia bất ngờ chuyển màu hồng

Nước biển tại Malaysia bất ngờ chuyển màu hồng

Nước biển tại một khu vực ở bang Penang, Malaysia đã chuyển thành màu hồng nhạt vào hôm 27/8.

Đăng ngày: 29/08/2023
Mua ốc về nhậu, người đàn ông bất ngờ đổi đời nhờ nhặt được vật lạ màu cam

Mua ốc về nhậu, người đàn ông bất ngờ đổi đời nhờ nhặt được vật lạ màu cam

Mua ốc về nhậu với bạn, người đàn ông ở Thái Lan không ngờ đổi đời nhờ nhặt được vật lạ màu cam có trị giá hơn 360 triệu đồng.

Đăng ngày: 28/08/2023
Sinh vật tí hon hứa hẹn giải mã bí ẩn lớn nhất lịch sử ngành hàng không khiến 239 người biến mất không dấu vết

Sinh vật tí hon hứa hẹn giải mã bí ẩn lớn nhất lịch sử ngành hàng không khiến 239 người biến mất không dấu vết

Nghiên cứu mới cho thấy chiếc máy bay có thể đã trôi dạt xa hơn “về phía nam” so với dự đoán trước đây.

Đăng ngày: 26/08/2023
Bi kịch của chú cá voi sát thủ bị giam cầm hơn nửa thế kỷ, chết ngay trước khi được thả tự do

Bi kịch của chú cá voi sát thủ bị giam cầm hơn nửa thế kỷ, chết ngay trước khi được thả tự do

Chú cá voi Tokitae nổi tiếng với việc bị giam cầm trong một bể cá voi sát thủ suốt hơn 50 năm, đã qua đời ngay trước khi được thả.

Đăng ngày: 23/08/2023
Tìm thấy sinh vật mới có 20 cánh tay ẩn nấp ở biển Nam Cực

Tìm thấy sinh vật mới có 20 cánh tay ẩn nấp ở biển Nam Cực

Các nhà khoa học trên một con tàu nghiên cứu gần Nam Cực phát hiện một sinh vật mới có 20 cánh tay.

Đăng ngày: 20/08/2023
Kỳ lạ hai con cá mập trắng đực cùng nhau bơi đi hàng ngàn dặm

Kỳ lạ hai con cá mập trắng đực cùng nhau bơi đi hàng ngàn dặm

Mặc dù thường là động vật sống đơn độc, hai con cá mập trắng lớn, có biệt danh là Simon và Jekyll, đã được theo dõi khi cùng nhau di chuyển hơn 4.000 dặm dọc theo bờ biển phía đông nước Mỹ.

Đăng ngày: 19/08/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News