Thuật săn bắn xuất hiện từ 2 triệu năm trước
Các dấu hiệu về một lò mổ thời cổ đại tại Tanzania cho thấy, người thời xưa nắm được những kỹ thuật săn bắn phức tạp sớm hơn suy nghĩ trước đây của giới chuyên gia.
Nhiều nhà khoa học cho rằng các tổ tiên thời tiền sử chỉ ăn thịt lóc từ động vật đã chết do những nguyên nhân tự nhiên hoặc bị sư tử, báo và những sinh vật săn mồi vất lại sau khi đã chén no nê.
Con người đã nắm vững kỹ thuật săn bắn từ 2 triệu năm trước
Tuy nhiên, nhà nhân loại học Henry Bunn của Đại học Wisconsin (Mỹ) cho rằng, người tiền sử đã có khả năng phục kích những đàn động vật lớn sau khi cẩn thận chọn ra mục tiêu sẽ hạ thủ, theo tờ The Observer.
“Chúng tôi biết được con người đã ăn thịt từ 2 triệu năm trước”, theo chuyên gia Burn phát biểu trước hội nghị thường niên về Tiến hóa Nhân loại của Tổ chức châu Âu ở Bordeaux (Pháp).
“Điều chưa rõ là nguồn gốc của thịt. Tuy nhiên, chúng tôi đã so sánh loại thịt do động vật săn mồi như sư tử và báo với loại thịt được người tiền sử lựa chọn. Kết quả cho thấy những đàn ông và phụ nữ thời đó không thể lấy phần thịt còn sót lại sau buổi đánh chén của thú hoang hoặc thịt động vật đã chết do các nguyên nhân tự nhiên”, chuyên gia Burn giải thích, “Họ đã chọn và săn con thú mà mình muốn”.
Phát hiện trên đã viết lại lịch sử tiến hóa của con người ở phần săn bắn của người tiền sử. Trước đó, chứng cứ về săn bắn được tìm thấy tại một điểm khảo cổ cách đây 400.000 năm ở Đức.
Với nghiên cứu của chuyên gia Burn, thời điểm con người bắt đầu săn bắn đã được đẩy lùi đến khoảng 2 triệu năm trước.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.
