Thức ăn chăn nuôi làm đổi giới tính cá sấu?

Đó là vấn đề mà các nhà khoa học mới phát hiện và công bố trên tạp chí Science.

"Nếu muốn biết một con cá sấu là đực hay cái, bạn phải bắt nó, tuy nhiên nó rất trơn", Chris Murray, người đã dành 3 mùa khô ở Vườn Quốc gia Palo Verde ở Costa Rica nghiên cứu cá sấu châu Mỹ (Crocodylus acutus), nói.

Do thức ăn cho cá rô phi?

Sau khi phân tích, Murray và đồng nghiệp phát hiện có sự chênh lệch giới tính khá lớn ở cá sấu con, 4 con đực mới có 1 con cái.

Hơn nữa, họ phát hiện một mẩu mô của chúng có gắn liền với một steroid có nguồn gốc nhân tạo, và các nhà khoa học nghi ngờ đây là nguyên nhân gây thay đổi giới tính ở loài cá sấu.

Thức ăn chăn nuôi làm đổi giới tính cá sấu?
Tỷ lệ giới tính của cá sấu trong vườn quốc gia Palo Verde hiện đang là 4 - 1 - (Ảnh: ROBERT BLANKEN).

Đó là hormone 17α-methyltestosterone (MT), thỉnh thoảng được chỉ định dùng cho đàn ông bị bệnh thiếu testosterone hoặc những phụ nữ lớn tuổi mắc bệnh ung thư vú.

Nhưng vì sao nó lại được tìm thấy trong những con cá sấu ở vùng thôn quê của Costa Rica?

Đi tìm lời giải, Murray và đồng nghiệp phát hiện xung quanh đó có nhiều hộ nuôi cá rô phi bằng thức ăn chứa nhiều hormone này. Hiện họ đang điều tra xem phải chăng hormone MT từ các trang trại này đã tác động đến cá sấu.

"Kết quả này có thể tác động đến một vùng sinh thái rộng lớn", Matthew Milines từ trường Đại học Mars Hill ở North Carolina nói.

Ngoài tỷ lệ giới tính thiên lệch, MT có thể phá vỡ quá trình sinh sản của cá sấu bởi chúng được liệt vào danh sách những động vật dễ bị tổn thương trong khu vực.

Nó cũng có thể làm cá sấu trở nên hiếu chiến hơn, dẫn đến "cuộc chiến" giữa người và cá sấu vốn dĩ đã nhiều nay còn nhiều hơn.

Kéo theo đó, loài này có thể làm hại các loài khác như rùa, chim, cá, và nhiều sinh vật dưới nước khác. Và bởi những trang trại nuôi cá khắp vùng nhiệt đới đều cho cá rô phi ăn thức ăn chứa nhiều MT, vấn đề tương tự có thể xảy ra ở những nơi khác.

Hơn cả biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu gây tác động ngược lại đến giới tính, trong đó làm tăng số lượng con cái.

Không giống người, cá sấu không có nhiễm sắc thể giới tính. Việc bào thai trở thành đực hay cái phụ thuộc vào nhiệt độ của ổ trong quá trình ấp trứng.

Nhiệt độ ở vùng Palo Verde đã tăng khoảng 2,5 độ C trong chưa đầy 20 năm qua. Để tính toán tác động của việc tăng nhiệt độ này, Murray và cộng sự đã nghiên cứu những quả trứng được chôn trong 25 ổ.

Nhóm nghiên cứu ước tính, dựa trên nhiệt độ trong ổ, số lượng con cái phải nhiều hơn con đực với tỷ lệ 2-1. Rõ ràng có thứ gì đó đã tác động đến nhiều hơn đến nhiệt độ. Phải chăng đó là hormone MT?

Trong tương lai, nhóm nghiên cứu muốn xác định xem phải chăng MT cũng có tác động đến cá sấu ở những khu vực khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sinh vật hình bộ não dẻo như thạch lộ dưới hồ Canada

Sinh vật hình bộ não dẻo như thạch lộ dưới hồ Canada

Celina Starnes ở Hiệp hội sinh thái Stanley kiểm tra mẫu vật tìm thấy ở Lost Lagoon, một hồ nhỏ nằm ở phía nam công viên.

Đăng ngày: 01/09/2017
Loài rắn độc của Việt Nam khiến lính Mỹ dựng tóc gáy

Loài rắn độc của Việt Nam khiến lính Mỹ dựng tóc gáy

Theo các nguồn thông tin này, trong suốt cuộc chiến tranh ở Việt Nam, lính Mỹ gọi loài rắn kịch độc cạp nong với cái tên lạ lẫm “rắn 2 bước” (two-step snake).

Đăng ngày: 01/09/2017
Chó thay chủ bảo vệ cả đàn cừu trong trận cháy rừng

Chó thay chủ bảo vệ cả đàn cừu trong trận cháy rừng

Khi Lynn Landry phải sơ tán do cháy rừng lớn tại British Columbia, Canada, hai chú chó chăn cừu thuộc giống Maremma đã thay chủ bảo vệ đàn cừu an toàn,BBC hôm 30/8 đưa tin.

Đăng ngày: 01/09/2017
Phát hiện gần 400 loài sinh vật mới ở Amazon

Phát hiện gần 400 loài sinh vật mới ở Amazon

Những loài sinh vật này được tìm thấy ở khắp các vùng rừng Amazon trải trên khắp 9 nước Nam Mỹ, trung bình 2 ngày phát hiện 1 loài.

Đăng ngày: 01/09/2017
Gà trống

Gà trống "làm thịt" rắn hổ mang chúa kịch độc trong nháy mắt

Một con gà trống ở Ấn Độ thể hiện rõ bản lĩnh dũng mãnh trong cuộc đối đầu với rắn hổ mang chúa để bảo vệ đàn gà, National Geographic hôm qua đưa tin.

Đăng ngày: 31/08/2017
Chiến thuật chống nóng của các loài vật

Chiến thuật chống nóng của các loài vật

Thở gấp, đổ mồ hôi, di chuyển vào nơi râm mát là những cách giải nhiệt phổ biến của động vật.

Đăng ngày: 31/08/2017
Cận cảnh trăn Anacoda đẻ con khiến ai xem cũng rùng mình

Cận cảnh trăn Anacoda đẻ con khiến ai xem cũng rùng mình

Bạn có tò mò muốn biết quá trình sinh con của chúng diễn ra như thế nào không?

Đăng ngày: 30/08/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News