Thực phẩm bẩn có thể gây ra bệnh ung thư nào?

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có 600 triệu người mắc bệnh và 420.000 người tử vong do ăn thực phẩm bẩn (thực phẩm không đảm bảo an toàn). Thực phẩm bẩn có thể gây ra hơn 200 bệnh khác nhau. Đáng sợ hơn, đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư – mối đe dọa của toàn nhân loại.

Chưa bao giờ những cụm từ thịt "bẩn", lợn tăng trọng, gà thải loại, cá, mực ướp phoóc-môn, đậu phụ tẩy trắng bằng chất gây ung thư, hóa chất giúp mít, sầu riêng chín siêu tốc... lại được nhắc đi nhắc lại nhiều đến thế. Người tiêu dùng hiện nay luôn trong tình trạng hoang mang, lo lắng về nguồn gốc các loại thực phẩm có trên bàn ăn nhà mình... Không chỉ vậy, thực phẩm bẩn còn xuất hiện ở nhan nhản trước các cổng trường mẫu giáo, tiểu học, trung học khắp cả nước với hình dạng của bánh tráng trộn thiếu vệ sinh, trà sữa trân châu Trung Quốc, si rô phẩm màu...

Thực phẩm bẩn là gì?

Thực phẩm bẩn có thể gây ra bệnh ung thư nào?
Mỗi loại thực phẩm đều có quy định riêng về ngưỡng an toàn.

Mỗi loại thực phẩm đều có quy định riêng về ngưỡng an toàn. Một thực phẩm được đánh giá là không an toàn (thực phẩm bẩn) khi nó chứa các chất cấm, gây hại cho sức khỏe. Danh mục các chất cấm này đã được thông báo công khai trên trang web của Cục an toàn thực phẩm.

Trong thực phẩm bẩn có chứa rất nhiều tác nhân gây bệnh nguy hiểm như: vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh, độc tố nấm, độc tố vi khuẩn, hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc tăng trọng, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc nhuộm màu, chất bảo quản chống thối... Những tác nhân này khi xâm nhập vào cơ thể ban đầu có thể gây các phản ứng tức thời như: ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Về lâu dài có thể gây các bệnh mạn tính, đột biến gene, ung thư... dẫn tới tử vong.

Chưa khi nào thực phẩm bẩn lại trở thành vấn đề đáng quan ngại như hiện nay.

Năm 2000 Việt Nam có khoảng 69.000 ca ung thư mắc mới, năm 2015 lên đến 150.000 ca/năm. Các nhà nghiên cứu ước tính đến năm 2020 số ca ung thư mắc mới ở Việt Nam sẽ xấp xỉ 200.000. Theo các chuyên gia, số ca mắc ung thư tăng nhanh trong những năm gần đây do 3 nguyên nhân chính: thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm, tuổi thọ tăng. Trong đó tác nhân thực phẩm bẩn đứng hàng đầu, chiếm khoảng 35%, thuốc lá 30%, di truyền chỉ 5-10%, còn lại là các nguyên nhân khác.

Thực phẩm bẩn có thể gây những bệnh ung thư nào?

Theo các chuyên gia, thường xuyên sử dụng những thực phẩm không đảm bảo an toàn trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như:

Thực phẩm bẩn có thể gây ra bệnh ung thư nào?
Năm 2000 Việt Nam có khoảng 69.000 ca ung thư mắc mới, năm 2015 lên đến 150.000 ca/năm.

  1. Ung thư dạ dày – thực quản: Một số chất hóa học được dùng trong chăn nuôi hoặc để tẩy trắng thực phẩm, bảo quản thực phẩm có thể làm hư hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột, dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày, nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày. Đặc biệt có thể làm tổn thương những mao mạch khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ, tiêu hóa thức ăn và các chất dinh dưỡng.
  2. Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư đường tiêu hóa rất nguy hiểm.
  3. Ung thư đại trực tràng: Hàm lượng chất bảo quản thực vật có trong rau, củ hay như chất tăng trọng, chất tạo nạc trong thịt lợn, các chất kích thích làm tăng nguy cơ gây ung thư. Đáng lưu ý, những thực phẩm lên men, thực phẩm muối, thực phẩm chế biến sẵn tồn dư nhiều chất bảo quản như: thịt muối, dưa muối, cà, cá muối, thịt hun khói, xúc xích, xì dầu.... là nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng tăng cao.
  4. Ung thư gan: Các hóa chất độc hại, vi khuẩn, vi rút, nấm mốc... từ thực phẩm "bẩn" khi vào cơ thể sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tấn công và kích hoạt quá mức tế bào Kupffer trong gan, làm sản sinh các chất gây viêm, phá hủy tế bào gan, dẫn đến nhiều bệnh lý gan nguy hiểm, trong đó có ung thư gan. Ung thư gan là 1 trong số những bệnh ung thư nguy hiểm nhất trong số các bệnh ung thư đường tiêu hóa.
  5. Ung thư tủy: Ăn phải thịt heo được tiêm thuốc an thần có nguy cao bị rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến tim mạch, run chân tay, thay đổi huyết áp, nhức đầu, chóng mặt. Khi lượng thuốc này tồn đọng lâu ngày trong người sẽ có nguy cơ gây mục xương, ung thư tủy, giảm hồng cầu rất nguy hiểm. Khi sử dụng thịt heo bị tiêm thuốc an thần Prozil tích lũy lâu ngày sẽ tác hại đến thần kinh, đãng trí, lờ đờ, mệt mỏi, run tay, trầm uất và cả mất ngủ...
  6. Ung thư vòm họng: Nguyên nhân chủ yếu gây ung thư vòm họng là do lối sống. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại đồ ăn lên men, thực phẩm bị nấm mốc, tồn dư hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Ngoài những bệnh ung thư nêu trên, thực phẩm bẩn còn là thủ phạm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News