Thuốc giảm đau làm giảm sự đồng cảm ở người

Các nhà khoa học cảnh báo thành phần trong thuốc giảm đau có thể làm giảm khả năng cảm nhận nỗi đau của người khác cho dù đó là thể chất hay tình cảm.

Nếu công việc hoặc tâm trạng của bạn tùy thuộc vào cảm giác đồng cảm với người khác thì bạn có thể cần xem xét lại việc dùng thuốc mỗi khi đau đầu. Trong một nghiên cứu được công bố trực tuyến trên tạp chí Social Cognitive and Affective Neuroscience, các nhà khoa học đến từ Viện Y tế Quốc gia và Đại học bang Ohio (Hoa kỳ) đã đã miêu tả lại kết quả nghiên cứu có sự tham gia của hơn 200 sinh viên đại học.

Theo đó, acetaminophen có thể làm giảm khả năng cảm nhận nỗi đau của người khác cho dù đó là sự đau về thể chất hay tình cảm. (Acetaminophen là một hợp chất thường được dùng trong các loại thuốc giảm đau cả kê đơn và không kê đơn, là thành phần thuốc giảm đau phổ biến nhất tại Hoa Kỳ. Acetaminophen có trong hơn 600 loại thuốc khác nhau theo Chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng và Hiệp hội sản phẩm Mỹ - Consumer Healthcare Products Association).

Thuốc giảm đau làm giảm sự đồng cảm ở người
Thuốc giảm đau có chứa acetaminophe khiến người ta ít nhạy cảm với nỗi đau của người khác hơn bình thường - (Ảnh: Corbis).

"Chúng tôi không biết lý do tại sao acetaminophen lại có hiệu ứng này, nhưng nó đáng để quan tâm", tác giả Baldwin Way cho biết. "Đồng cảm rất quan trọng. Nếu bạn đang tranh cãi với bạn đời và mới uống thuốc có acetaminophen thì theo nghiên cứu này, bạn có thể sẽ ít hiểu về những gì bạn đã làm tổn thương cảm xúc của bạn đời hơn", nhà tâm lý bang Ohio nói tiếp.

Trong thí nghiệm đầu tiên, 80 người tham gia được yêu cầu uống một chất lỏng. Một nửa số đối tượng nhận phần chứa khoảng 1.000mg acetaminophen. Số còn lại nhận chất lỏng không chứa gì khác.

Sau một giờ đồng hồ, tất cả các đối tượng được yêu cầu đánh giá trải nghiệm đau đớn của các nhân vật trong 8 kịch bản khác hư cấu nhau. Ở một số câu chuyện, nhân vật trải qua chấn thương về thể chất, ở những câu chuyện khác là chấn thương tình cảm. Rốt cuộc, những đối tượng nhận acetaminophen đánh giá nỗi đau của 8 nhân vật kia ít nghiêm trọng hơn so với những người uống giả dược.

Thí nghiệm thứ hai, người tham gia phải chịu đựng tiếng ồn trắng (được tạo ra bằng cách kết hợp nhiều loại âm thanh với tần số khác biệt lại với nhau). Họ được yêu cầu đánh giá sự đau đớn của người khác cũng bị làm phiền bởi các âm thanh khó chịu này. Một lần nữa, những người uống acetaminophen đánh giá nỗi đau của người khác ít nghiêm trọng hơn các sinh viên uống giả dược.

Trong một thử nghiệm xa hơn, người tham gia phải đánh giá một tiểu phẩm trực tuyến liên quan đến từ chối xã hội, họ cũng chia làm 2 nhóm giống như trong thí nghiệm tiếng ồn.

Thuốc giảm đau làm giảm sự đồng cảm ở người
Acetaminophen là một hợp chất thường được dùng trong các loại thuốc giảm đau.

Baldwin Way đánh giá: "Trong trường hợp này, những người tham gia có cơ hội để đồng cảm với những chịu đựng của ai đó, người mà họ nghĩ đã đi qua trải nghiệm đau đớn xã hội. Tuy nhiên, những người uống acetaminophen cho thấy họ giảm sự đồng cảm. Họ không quan tâm đến nỗi đau bị từ chối của người kia".

Các thí nghiệm nói trên được xây dựng trên cơ sở các thí nghiệm trước đó từng xác định vùng não là chìa khóa cho phản ứng đồng cảm của một người. Vùng thùy não trước - nằm sâu trong các nếp gấp giữa mặt trước và bên của não, nơi tâm trí và cơ thể được tích hợp. Nó đóng vai trò quan trọng trong nhận thức của con người, bao gồm cả nhận thức xảm xúc. Một người càng ít cảm nhận đau đớn thì anh ta hay cô ta lại càng ít đồng cảm hơn với nỗi đau của người khác.

"Bởi vì sự thông cảm quy định hành vi tiền xã hội (prosocial behavior: hành vi tự nguyện mang lại lợi ích cho người khác, như giúp đỡ, chia sẻ, quyên góp, đồng hành, tình nguyện...) và hành vi phản xã hội (antisocial behavior: cách ứng xử khiến người khác khó gần gũi với mình), cho nên thành phần thuốc cỏ thể làm giảm đồng cảm dấy lên quan ngại về tác dụng phụ xã hội lớn hơn của acetaminophen", các tác giả lưu ý.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News